Lời sự Sống

Thí dụ về người gieo giống (PDF) PDF



Thí dụ về người gieo giống



Khi chúng ta muốn nhấn mạnh điều gì chúng ta thường lặp đi lặp lại nhiều lần. Tương tự như vậy, dù tất cả trong Lời của Đức Chúa Trời là quan trọng, nhưng khi điều gì đó được lặp lại hơn một lần, rõ ràng nó trở nên quan trọng và phải đặc biệt để ý đến nó. Một trong những phân đoạn được lặp đi lặp lại đó là thí dụ về người gieo giống. Thật sự, nếu trong bốn sách chép về cuộc đời của Chúa Giê-xu Christ, thì thí dụ này được lặp lại tới ba lần. Vì vậy, chúng ta hãy xem xét và xem điều đặc biệt quan trọng mà Đức Chúa Trời qua đó muốn dạy chúng ta.

1. Thí dụ

Thí dụ về người gieo giống được chép lại trong : Ma-thi-ơ 13:1-8; Mác 4:1-9 và Lu-ca 8:4-8. Chúng ta đọc ghi chép theo quan điểm của Lu-ca.

Lu-ca 8:4-8
"Khi có đoàn dân đông nhóm lại, và người hết thảy các thành đều đến cùng Ngài, thì Ngài lấy thí dụ mà phán cùng họ rằng: Người gieo đi ra để gieo giống mình. Khi vải giống, một phần giống rơi ra dọc đường, bị giày đạp và chim trời xuống ăn hết. Một phần khác rơi ra nơi đất đá sỏi, khi mới mọc lên, liền héo đi, vì không có hơi ẩm. Một phần khác rơi vào bụi gai, gai mọc lên với hột giống, làm cho nghẹt ngòi. Lại có một phần khác rơi xuống nơi đất tốt, thì mọc lên, và kết quả, một thành trăm. Đang phán mấy lời đó, Ngài kêu lên rằng: Ai có tai mà nghe, hãy nghe."

Thời điểm mà Chúa Giê-xu chọn để dạy thí dụ này không phải là tình cờ. Thật sự, câu 4 nói rằng: "Khi có đoàn dân đông nhóm lại, và người hết thảy các thành đều đến cùng Ngài,” thì Ngài [khi Ngài thấy đoàn dân đến] lấy thí dụ mà phán cùng họ. Chúa Giê-xu dạy thí dụ này khi nhiều người đến với Ngài để nghe Lời của Đức Chúa Trời. Như chúng ta sẽ thấy, thí dụ này liên quan đến việc lắng nghe Lời Chúa và bạn sẽ làm gì với Lời Chúa. Bằng cách sử dụng thí dụ này, Chúa Giê-xu muốn cho những người đến nghe Lời Chúa sẽ nhận biết về những sự lựa chọn có sẵn.

2. "Dọc đường"

Khi đọc phân đoạn trên, Lu-ca cho thấy thí dụ về hạt giống rơi trên bốn loại đất khác nhau, loại đất đầu tiên đó là "dọc đường". Như Lu-ca 8:5 nói rằng:

Lu-ca 8:5
Người gieo đi ra để gieo giống mình. Khi vãi giống, một phần giống rơi ra dọc đường, bị giày đạp và chim trời xuống ăn hết.

Một số hạt giống của người gieo giống rơi "dọc đường" và cho nên nó không đâm chồi cũng không ra trái nhưng lại bị giẫm đạp và bị chim ăn hết.

Sự giải thích của phần này được ghi lại trong những câu sau. Lu-ca 8:11-12 cho thấy:

Lu-ca 8:11-12
"Nầy, lời thí dụ đó nghĩa như vầy: Hột giống là đạo Đức Chúa Trời. Phần rơi ra dọc đường, là những kẻ nghe đạo; nhưng về sau ma quỉ đến, cướp lấy đạo từ trong lòng họ, e rằng họ tin mà được cứu chăng."

Cũng như, Ma-thi-ơ 13:19, giải thích phần này như sau:
"Khi người nào nghe đạo nước thiên đàng, mà không hiểu, thì quỉ dữ đến cướp điều đã gieo trong lòng mình; ấy là kẻ chịu lấy hột giống rơi ra dọc đường."

Theo những phân đoạn trên, hạt giống được gieo ra là LỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI, hay là "lời của nước thiên đàng". Tuy nhiên, Lời Chúa không phải đạt kết quả ở tất cả mọi nơi, vì sự kết quả tùy thuộc vào vùng đất mà nó rơi xuống. Một trong những vùng đất có thể rơi xuống đó là "dọc đường" mà theo sự giải thích của thí dụ này, đó là những người dù nghe Lời của Đức Chúa Trời, nhưng "không hiểu". "Không hiểu" có nghĩa là gì chúng ta sẽ thấy trong bối cảnh. Thực tế, chữ Hy-lạp dịch động từ "hiểu" từ chữ "suniemi" được sử dụng 6 lần trong Ma-thi-ơ 13, trong đó 5 lần xuất hiện trong thí dụ của chúng ta. Ma-thi-ơ 13:13-15 nói rằng:

Mathiơ 13:13-15
"vì họ xem mà không thấy, lắng tai mà không nghe, và không hiểu chi hết. [Hy-lạp: suniemi] Vậy, về họ [những người xem mà không thấy, lắng tai mà không nghe và không hiểu], đã được ứng nghiệm lời tiên tri của Ê-sai rằng: Các ngươi sẽ lắng tai nghe, mà chẳng hiểu [Hy-lạp: suniemi] chi; Lấy mắt xem mà chẳng thấy chi. [đây là lý do tại sao họ không hiểu dù họ nghe] lòng dân nầy đã cứng cỏi; Đã làm cho nặng tai Và nhắm mắt mình lại, E khi mắt mình thấy được, Tai mình nghe được, Lòng mình hiểu được [Hy-lạp: suniemi] , Họ tự hối cải lại, Và ta chữa họ được lành chăng."

Trong khi người ta nghe Lời Chúa bằng lỗ tai, nhưng bằng tấm lòng (phần bên trong của tâm trí) người ta "hiểu được" lời đó. Vì vậy, ý nghĩa của thí dụ người gieo giống không phải là sự hiểu biết Lời Chúa dựa vào tâm trí đơn sơ. Nhưng đó là sự hiểu biết, một sự chấp nhận Lời Chúa bằng tấm lòng, phần bên trong của tâm trí. Đó là lý do tại sao kết quả của hạt giống Lời Chúa phụ thuộc vào vùng đất, tấm lòng của những người nghe lời của Ngài. Cũng hạt giống đó rơi vào vùng đất khác, trong những tấm lòng khác, nó sẽ đưa đến những kết quả khác. Khi tấm lòng được cho là cứng cõi, thì hạt giống Lời Chúa sẽ bị cho là giống như rơi dọc đường. Nó sẽ không đâm chồi và dĩ nhiên là không ra trái. Như II Cô-rinh-tô 4:3-4 và Ê-phê-sô 4:17-19 nói rằng:

II Cô-rinh-tô 4:3-4
"Nếu Tin Lành của chúng tôi còn che khuất, là chỉ che khuất cho những kẻ hư mất, cho những kẻ chẳng tin mà chúa đời nầy đã làm mù lòng họ, hầu cho họ không trông thấy sự vinh hiển chói lói của Tin Lành Đấng Christ, là ảnh tượng của Đức Chúa Trời."

Ê-phê-sô 4:17-19
"Vậy, nầy là điều tôi nói và điều tôi nhân danh Chúa mà rao ra: ấy là anh em chớ nên ăn ở như người ngoại đạo nữa, họ theo sự hư không của ý tưởng mình, bởi sự ngu muội ở trong họ, và vì lòng họ cứng cỏi nên trí khôn tối tăm, xa cách sự sống của Đức Chúa Trời. Họ đã mất cả sự cảm biết, đành bỏ mình trong một đời buông lung, đem lòng mê đắm không biết chán mà phạm hết mọi điều ô uế.

Có một số người mà Lời của Đức Chúa Trời bị "che khuất" và họ không thể "hiểu" lời Chúa, không phải vì Lời Chúa là khó hiểu, nhưng bởi vì lòng của họ chai lì, cứng cỏi, không cho phép sự phát triển của hạt giống Lời Chúa.

Liên quan đến chữ Hy-lạp dịch từ chữ "mù tối" trong phân đoạn của Ê-phê-sô, từ này là "porosis" có nghĩa là "chai lì". Cũng chữ đó được Mác 3:5 sử dụng để mô tả tấm lòng của một nhóm người bắt bớ Chúa Giê-xu: người Pha-ri-si:

Mác 3:5
"Bấy giờ, Ngài [Chúa Giê-xu] lấy mắt liếc họ [người Pha-ri-si (xem Mác 2:24)] , vừa giận vừa buồn vì lòng họ cứng cỏi [Hy-lạp: porosis - chai lì], rồi phán cùng người nam rằng: hãy giơ tay ra. Người giơ ra, thì tay được lành..."

Người Pha-ri-si có Chúa Giê-xu Christ, Con Đức Chúa Trời trước mặt họ!! Họ đã nghe và thấy người thầy giáo vĩ đại, con người vĩ đại nhất chưa từng thấy trên đất. Nhưng họ không tin Ngài. Lý do? Tấm lòng của họ chai lì, rất cứng cõi và không thích hợp để tiếp nhận hạt giống Lời Chúa và làm cho lớn lên. Không phải hạt giống Lời Chúa là không tốt, nhưng mảnh đất, tấm lòng của họ quá cằn cỗi.

3. "Một số rơi trên đá sỏi"

Chúng ta đã xem xét mảnh đất đầu tiên mà hạt giống Lời Chúa rơi xuống, bây giờ đến mảnh đất thứ hai. Ma-thi-ơ 13:5-6 chép rằng:

Ma-thi-ơ 13:5-6
"Một phần khác [hạt giống] rơi nhằm chỗ đất đá sỏi, chỉ có ít đất thịt, bị lấp không sâu, liền mọc lên; song khi mặt trời mọc lên, thì bị đốt, và vì không có rễ, nên phải héo."

Một hạt giống có thể đâm chồi từ trong các loại đất khác nhau. Tuy nhiên, nó sẽ không sống và ra trái từ các loại đất đó. Một trong những mảnh đất nơi mà hạt giống rơi xuống, dù ban đầu nảy mầm, nhưng cuối cùng không thể sống được đó là mảnh đất đá sỏi. Lý do mà hạt giống không thể sống sót đó là do sỏi đá không cho phép rễ của nó đâm xuống sâu hơn để hút nước. Vì vậy, chỉ cơn gió đầu tiên thổi qua nó đã bị héo.

Mác giải thích phần này của thí dụ như sau:

Mác 4:16-17
"Cũng vậy, những người chịu giống gieo nơi đất đá sỏi, là những kẻ nghe đạo, liền vui mừng chịu lấy; song vì trong lòng họ không có rễ, chỉ tạm thời mà thôi, nên nỗi gặp khi vì cớ đạo mà xảy ra sự cực khổ, bắt bớ, thì liền vấp phạm.

Như có thể thấy, mảnh đất đá sỏi đại diện cho những người nghe Lời Chúa, tiếp nhận ngay và thậm chí với sự vui mừng. Tuy nhiên, điều này không kéo dài, vì khi sự cực khổ, bắt bớ xảy ra, những người này lập tức sa ngã. Như đã rõ, vấn đề cuối cùng khiến cho họ vấp ngã là vì họ quá yếu đuối trong sự bắt bớ và thử thách. Khi ma quỷ đem những điều đó đến chống lại họ, họ lập tức sa ngã. Sự vấp ngã của họ không phải do những thử thách quá sức họ có thể gánh lấy, vì 2 Cô-rinh-tô 4:17, 1 Cô-rinh-tô 10:12-13, và 1 Phi-e-rơ 5:10 nói rằng sự thử thách sẽ dễ chịu và chắc chắn không nặng hơn những gì chúng ta có thể gánh chịu (1 Cô-rinh-tô 10:12-13). Thay vào đó, họ bị vấp ngã là vì không sẵn lòng chống trả ma quỷ dù chỉ một chút nhỏ (họ sa ngã ngay lập tức như bản văn nói). Như Gia-cơ 4:7 nói rằng:

Gia-cơ 4:7
"Vậy hãy phục Đức Chúa Trời. Hãy chống trả ma quỉ, [kết quả của sự chống trả của anh] thì nó sẽ lánh xa anh em."

Cũng như 1 Phierơ 5:8-9 nói rằng:
"Hãy tiết độ và tỉnh thức: kẻ thù nghịch anh em là ma quỉ, như sư tử rống, đi rình mò chung quanh anh em, tìm kiếm người nào nó có thể nuốt được. Hãy đứng vững trong đức tin mà chống cự nó, vì biết rằng anh em mình ở rải khắp thế gian, cũng đồng chịu hoạn nạn như mình.

Nếu chúng ta không chống cự ma quỷ, nó sẽ không lánh xa chúng ta. Ngược lại, nó rình mò xung quanh những ai không chống cự nó. Trong phần này, thức ăn tiềm năng của ma quỷ cũng là những người như vậy. Khi ma quỷ đến, đem theo sự thử thách, họ liền sa ngã và trở nên miếng mồi dễ dàng cho nó. Họ bắt đầu rất tốt nhưng thật đáng tiếc phải kết thúc buồn bã.

4. Mảnh đất thứ ba

Ở trên vừa xem xét hai thành phần người nghe Đạo, chúng ta sẽ tiếp tục xem phần thứ ba. Mác 4:7 nói rằng:

Mác 4:7
"Một phần khác rơi nhằm bụi gai; gai mọc rậm lên làm cho nghẹt ngòi, và không kết quả."

Mảnh đất thứ ba mà hạt giống rơi xuống đó là mảnh đất gai góc. Hạt giống rơi xuống mảnh đất này bị nghẹt ngòi, nên không kết quả. Để hiểu ý nghĩa của phần này trong thí dụ, chúng ta sẽ đọc trong Mác 4:18-19. Ở đây nói rằng:

"Còn những kẻ chịu giống gieo nơi bụi gai, là kẻ đã nghe đạo; song sự lo lắng về đời nầy, sự mê đắm về giàu sang, và các sự tham muốn khác thấu vào lòng họ, làm cho nghẹt ngòi đạo, và trở nên không trái."

Thật đáng tiếc, người thuộc thành phần thứ ba cũng có vấn đề. Vấn đề của hạng người này đó là Lời của Đức Chúa Trời được gìn giữ trong lòng của họ chung với những thứ khác như "song sự lo lắng về đời nầy, sự mê đắm về giàu sang, và các sự tham muốn khác thấu vào lòng họ". Những điều này cuối cùng trở thành gai góc đối với sự phát triển của Đạo, làm cho nó nghẹt ngòi và không kết trái. Ngược lại với những gì mà hạng người này làm, Chúa Giê-xu phán rằng:

Mathiơ 6:25-34
"Vậy nên ta phán cùng các ngươi rằng: đừng vì sự sống mình mà lo đồ ăn uống; cũng đừng vì thân thể mình mà lo đồ mặc. Sự sống há chẳng quí trọng hơn đồ ăn sao, thân thể há chẳng quí trọng hơn quần áo sao? Hãy xem loài chim trời: chẳng có gieo, gặt cũng chẳng có thâu trữ vào kho tàng, mà Cha các ngươi trên trời nuôi nó. Các ngươi há chẳng phải là quí trọng hơn loài chim sao? Vả lại, có ai trong vòng các ngươi lo lắng mà làm cho đời mình được dài thêm một khắc không? Còn về phần quần áo, các ngươi lại lo lắng mà làm chi? Hãy ngắm xem những hoa huệ ngoài đồng mọc lên thể nào: chẳng làm khó nhọc, cũng không kéo chỉ; nhưng ta phán cùng các ngươi, dẫu vua Sa-lô-môn sang trọng đến đâu, cũng không được mặc áo tốt như một hoa nào trong giống đó. Hỡi kẻ ít đức tin, loài cỏ ngoài đồng, là giống nay còn sống, mai bỏ vào lò, mà Đức Chúa Trời còn cho nó mặc đẹp thể ấy thay, huống chi là các ngươi! Ấy vậy, các ngươi chớ lo lắng mà nói rằng: Chúng ta sẽ ăn gì? uống gì? mặc gì? Vì mọi điều đó, các dân ngoại vẫn thường tìm, và Cha các ngươi ở trên trời vốn biết các ngươi cần dùng những điều đó rồi. Nhưng trước hết, hãy tìm kiếm nước Đức Chúa Trời và sự công bình của Ngài, thì Ngài sẽ cho thêm các ngươi mọi điều ấy nữa. Vậy, chớ lo lắng chi về ngày mai; vì ngày mai sẽ lo về việc ngày mai. Sự khó nhọc ngày nào đủ cho ngày ấy."

Trước hết có những thứ thuộc về nước của Đức Chúa Trời và sau đó những thứ khác sẽ thêm vào cho chúng ta. Tuy nhiên, nếu chúng ta không áp dụng nó vào trong vị trí quan tâm cao nhất, hoặc nếu chúng ta bị lừa dối bằng sự giàu có hoặc theo sau những sự vui thích của thế gian này và sự ham muốn những điều khác, thì hạt giống của Đạo sẽ trở nên gai góc và không kết quả! Điều này rất nghiêm trọng vì nó được bày tỏ trong Giăng 15, Chúa Giê-xu nói với các môn đồ trước khi Ngài bị bắt. Ngài nói rằng:

Giăng 15: 1-8
"Ta là gốc nho thật, Cha ta là người trồng nho. Hễ nhánh nào trong ta mà không kết quả thì Ngài chặt hết; và Ngài tỉa sửa những nhánh nào kết quả, để được sai trái hơn. Các ngươi đã được trong sạch, vì lời ta đã bảo cho. Hãy cứ ở trong ta, thì ta sẽ ở trong các ngươi. Như nhánh nho, nếu không dính vào gốc nho, thì không tự mình kết quả được, cũng một lẽ ấy, nếu các ngươi chẳng cứ ở trong ta, thì cũng không kết quả được. Ta là gốc nho, các ngươi là nhánh. Ai cứ ở trong ta và ta trong họ thì sinh ra lắm trái; vì ngoài ta, các ngươi chẳng làm chi được. Nếu ai chẳng cứ trong ta thì phải ném ra ngoài, cũng như nhánh nho; nhánh khô đi, người ta lượm lấy, quăng vào lửa, thì nó cháy. Ví bằng các ngươi cứ ở trong ta, và những lời ta ở trong các ngươi, hãy cầu xin mọi điều mình muốn, thì sẽ được điều đó. Nầy, Cha ta sẽ được sáng danh là thể nào: ấy là các ngươi được kết nhiều quả, thì sẽ làm môn đồ của ta vậy."

Là một Cơ đốc nhân nhưng không kết trái là một điều mỉa mai, là điều gì đó không thật sự tồn tại. Như Chúa Giê-xu nói kết trái là bằng chứng cho thấy người đó là môn đồ của Đấng Christ. Nhiều người trong chúng ta không kết trái, là những người chạy theo thế gian và bị nghẹt ngòi thì không phải là môn đồ của Đấng Christ. Như vậy chúng ta nên làm gì? Ăn năn và trở lại cùng nhánh nho! Chúng ta nên trao phó những lo lắng mình cho Đức Chúa Trời, từ bỏ những sự ham muốn về sự giàu có và vui thích của đời này, nhận lấy thập tự giá, bước theo người Chủ của chúng ta. Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không làm như vậy?

"Ta là gốc nho thật, Cha ta là người trồng nho." Hễ nhánh nào trong ta mà không kết quả thì Ngài chặt hết.. Nếu ai chẳng cứ trong ta thì phải ném ra ngoài, cũng như nhánh nho; nhánh khô đi, người ta lượm lấy, quăng vào lửa, thì nó cháy.

Chúng ta hãy giấu Lời Chúa và quyết định không bao giờ để kẻ giết đức tin chúng ta là sự giàu có, những lo lắng và vui thích của thế gian này cùng những sự ham muốn khác giết chết đức tin của chúng ta và khiến chúng ta phải nghẹt ngòi không kết trái. Chúng ta hãy tự mình giải quyết vấn đề để tiếp tục bước đến và tháp vào cây nho, bất cứ giá nào, phải kết nhiều quả để đem sự vinh hiển cho Cha của chúng ta và trở nên môn đồ của Ngài.

5. "Nhưng một phần khác rơi trên đất tốt"

Đến đây chúng ta đã xem xét qua ba mảnh đất mà hạt giống của Đạo rơi xuống. Thật đáng tiếc, cả ba đều không thể ra trái. Mảnh đất thứ nhất đó là "dọc đường" rất khó để hạt giống nảy mầm. Mảnh đất thứ hai cũng vậy, không cho phép hạt giống đâm rễ sâu hơn. Mảnh đất thứ ba là sỏi đá, làm cho hạt giống nghẹt ngòi và không thể kết trái. Ba mảnh đất trên không kết trái, bây giờ là thời điểm để xem mảnh đất TỐT kết trái là gì. Ma-thi-ơ 13:8 chép rằng:

Ma-thi-ơ 13:8
"Một phần khác nữa rơi nhằm chỗ đất tốt, thì sanh trái; hoặc một hột ra được một trăm, hoặc một hột sáu chục, hoặc một hột ba chục."

Và đây là lời giải thích của Ma-thi-ơ 13:23:
"Song, kẻ nào chịu lấy hột giống nơi đất tốt, tức là kẻ nghe đạo và hiểu [Hy-lạp: suniemi] ; người ấy được kết quả đến nỗi một hột ra một trăm, hột khác sáu chục, hột khác ba chục"

Lần này, hạt giống không rơi dọc đường, cũng không rơi trên sỏi đá hoặc bụi rậm, nhưng trên vùng đất tốt, trên những tấm lòng của người nghe Đạo và hiểu [Hy-lạp: suniemi]. Như Lu-ca 8:15 giải thích cụm từ "hiểu"

Lu-ca 8:15
"Song phần rơi vào nơi đất tốt, là kẻ có lấy lòng thật thà tử tế nghe đạo, gìn giữ và kết quả một cách bền lòng."

Như chúng ta nhớ, hạng người đầu tiên không thể "hiểu", tiếp nhận Đạo vì tấm lòng của họ chai lì và cứng cỏi. Ngược lại, những người kết quả hiểu Đạo và gìn giữ nó trong tấm lòng tử tế và thật thà. Mảnh đất kết quả này có tất cả những gì mà những mảnh đất kia không có. Trong khi hạng người đầu tiên có tấm lòng cứng cõi, thì tấm lòng của hạng người này tử tế và thật thà. Hạng người thứ hai không có sự bền đỗ nhưng nhanh chóng vấp ngã vì bị thử thách khó khăn, trong khi đó hạng người này thì bền lòng (họ "kết quả một cách bền lòng) và không bỏ cuộc. Cuối cùng, hạng người thứ ba, Lời của Đức Chúa Trời bị nghẹt ngòi bởi sự lo lắng và ham muốn khác trở nên ưu tiên hàng đầu, còn ở đây Lời Chúa được những người này gìn giữ, không để mất vị trí hàng đầu vì những thứ khác. Đây là hạng người kết quả và mong rằng tất cả chúng ta thuộc vào hạng người này và không bao giờ thôi kết trái cho Chúa của chúng ta.

6. Kết luận:

Vì vậy, kết luận: Lời của Đức Chúa Trời được công bố ra cho các hạng người khác nhau. Tuy nhiên, kết quả sẽ khác nhau vì sự khác nhau của những tấm lòng tiếp nhận Đạo của Chúa. Vì vậy, sẽ có người khước từ, nhưng người khác sẽ tiếp nhận cho đến khi thử thách xảy ra, những người khác nữa sẽ tiếp nhận nhưng cuối cùng đặt để Đạo trong vị trí cuối cùng và đặt những điều khác (lo lắng, giàu có, ham muốn khác) trên đó, và cũng có những người sẽ giữ đạo trong với tấm lòng tử tế và thật thà cuối cùng sanh ra nhiều quả. Đó là lý do tại sao Chúa Giê-xu, sau khi giải thích thí dụ, Ngài nói "hãy coi chừng về cách các ngươi nghe" (Lu-ca 8:18). Điều đó không chỉ nói về người nghe Đạo, nhưng cũng nói về cách họ nghe như thế nào, vì nhiều người có thể nghe Đạo nhưng chỉ có những ai nghe và làm theo với tấm lòng tử tế và thật thà thì sẽ kết trái. Mong ước tất cả chúng ta sẽ tiếp tục ở trong hạng người này.

Anastasios Kioulachoglou