Lời sự Sống

Hỡi anh em yêu dấu, chúng ta bây giờ là con cái của Đức Chúa Trời. (PDF) PDF



"Hỡi anh em yêu dấu, chúng ta bây giờ là con cái của Đức Chúa Trời."



Tôi yêu thích Ga-la-ti 3:23 đến 4:7. Trong câu 23 và 24, Phao-lô giải thích về vai trò của luật pháp là gì: nó chính là thầy giáo cho thời kỳ trước khi đức tin đến. Nó tiếp tục cho chúng ta biết điều gì xảy ra khi đức tin đến:

Ga-la-ti 3:25-26
"Song khi đức tin đã đến, chúng ta không còn phục dưới thầy giáo ấy nữa. Vì chưng anh em bởi tin Đức Chúa Jêsus Christ, nên hết thảy đều là con trai của Đức Chúa Trời."

"Anh em bởi tin Đức Chúa Jêsus Christ, nên hết thảy đều là con trai của Đức Chúa Trời." Đức tin trong Chúa Giê-xu Christ đó là tin rằng Ngài là Con Đức Chúa Trời, Đấng được xức dầu, Đấng Mê-si, khiến chúng ta trở nên con cái của Đức Chúa Trời, con trai và con gái của Ngài. Phúc âm có nghĩa là tin mừng và đây chính là TIN TỨC TỐT LÀNH thật sự! " Hãy tin Đức Chúa Jêsus, thì ngươi và cả nhà đều sẽ được cứu rỗi." Phao-lô và Si-la nói với người cai ngục tại Phi-líp (Công Vụ 16:31). Lời Chúa thêm vào tại đây, "Anh em bởi tin Đức Chúa Jêsus Christ, nên hết thảy đều là con trai của Đức Chúa Trời." Hơn thế nữa, Rô-ma 10:9 thêm vào:

Rô-ma 10:9
"bởi vì, nếu miệng ngươi xưng Đức Chúa Jêsus ra và lòng ngươi tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại, thì ngươi sẽ được cứu."

Dĩ nhiên tất cả những sự xưng nhận này không phải là sự xưng nhận sáo rỗng nhưng là sự xưng nhận thật sự! Vậy xưng nhận Chúa Giê-xu là Chúa trước hết và trên hết bạn xưng nhận Ngài trở thành Chúa và Chủ và bạn cố gắng sống cuộc đời theo ý muốn của Chúa mình.

Trở lại với Ga-la-ti, chương 4 nói rằng:

Ga-la-ti 4:1-7
"Vả, tôi nói rằng người kế tự dầu là chủ của mọi vật, mà đang còn thơ ấu, thì chẳng khác chi kẻ tôi mọi; phải ở dưới quyền kẻ bảo hộ và kẻ coi giữ, cho đến kỳ người cha đã định. Chúng ta cũng như vậy, khi còn thơ ấu, phải phục dưới các lề thói của thế gian. Nhưng khi kỳ hạn đã được trọn, Đức Chúa Trời bèn sai Con Ngài bởi một người nữ sanh ra, sanh ra dưới luật pháp, để chuộc những kẻ ở dưới luật pháp, và cho chúng ta được làm con nuôi Ngài. Lại vì anh em là con, nên Đức Chúa Trời đã sai Thánh Linh của Con Ngài vào lòng chúng ta, kêu rằng: A-ba! Cha! Dường ấy, ngươi không phải là tôi mọi nữa, bèn là con; và nếu ngươi là con, thì cũng là kẻ kế tự bởi ơn của Đức Chúa Trời."

Một lần nữa, câu 6 và 7 gọi chúng ta là các con trai của Đức Chúa Trời, con cái của Ngài. Đức Chúa Trời đã đóng ấn điều này bằng cách sai thánh linh của Con Ngài vào trong tấm lòng của chúng ta khiến chúng ta thốt lên, A-ba1, Cha ơi! Tôi đã đọc phân đoạn này nhiều lần và nó luôn luôn làm tôi rất vui mừng. Tuy nhiên, vẫn còn điều gì đó khiến tôi hoang mang. Đó là chữ "con nuôi" trong câu 5. Như chúng ta biết trẻ em nhận làm con nuôi không liên hệ huyết thống với cha mẹ của mình. Tôi tin tất cả chúng ta đều đồng ý cho rằng dù trở nên con cái của Đức Chúa Trời là điều tuyệt diệu, nhưng vẫn có điều gì đó phải tiếp nhận, khi Đức Chúa Trời không nuôi dưỡng từ lúc bạn sanh ra và bạn vẫn là con cái của Ngài bởi vì đã được Ngài sanh ra. Vì vậy, tôi muốn viết bài viết này để cùng với bạn xem Lời của Đức Chúa Trời nói gì về vấn đề này. Một số câu hỏi sau đây sẽ được trả lời:

Làm thế nào một người có thể trở thành con cái của Đức Chúa Trời?

Phải bao gồm những gì?

Có phải bởi huyết thống hay đó là con nuôi?

Tôi tin rằng cuối bài viết này chúng ta sẽ có câu trả lời cho những câu hỏi này từ nguồn tin có thẩm quyền đó là: Lời của Đức Chúa Trời.

Chữ 'con nuôi'

Cụm từ "nhận làm con nuôi" được dịch từ tiếng Hy-lạp đó là chữ “υιοθεσία” (uiothesia). Từ này là từ ghép từ chữ “uios” có nghĩa là con và chữ “thesis” nghĩa là đặt để. Vì vậy, chữ “Uiothesia" có nghĩa là "đặt để trong vị trí làm con cái". Để hiểu rõ ý nghĩa này hơn trong Ga-la-ti 4, chúng ta nhìn xem trong bối cảnh. Ga-la-ti 3:23-4:4 nói đến con cái đang ở dưới sự hướng dẫn của thầy giáo. Con cái là dòng dõi thừa tự nhưng lúc đó chúng chẳng khác nào nô lệ. Nói cách khác, dù là con trẻ nhưng chúng ở trong vị trí của nô lệ:

Ga-la-ti 4:1-3
"Vả, tôi nói rằng người kế tự dầu là chủ của mọi vật, mà đang còn thơ ấu, thì chẳng khác chi kẻ tôi mọi; phải ở dưới quyền kẻ bảo hộ và kẻ coi giữ, cho đến kỳ người cha đã định. Chúng ta cũng như vậy, khi còn thơ ấu [Hy-lạp: “nepioi”, trẻ nhỏ chưa biết nói, lớn hơn trẻ sơ sinh -không giống như chữ “uioi”, là từ dịch từ chữ “con cái” trong Ga-la-ti], phải phục dưới [Hy-lạp: nô lệ] các lề thói của thế gian."

Ga-la-ti 3:1-2 cho chúng ta một ví dụ về con thừa tự được bảo hộ và chăm sóc dưới sự chỉ định của người cha. Hễ đứa con đó còn ở trong giai đoạn này, hễ thời điểm chỉ định của người cha chưa đến, thì người con đó, dù là con vẫn ở trong vị trí chẳng khác nào một kẻ nô lệ. Ga-la-ti 4:3 nói "Chúng ta cũng như vậy," trước khi đến thời điểm người cha đã định, chúng ta được đặt trong vị trí nô lệ dưới sự cai trị của thế gian. Câu 4-5 nói đến điều xảy ra tiếp theo:

Ga-la-ti 4:4-5
"Nhưng khi kỳ hạn đã được trọn, Đức Chúa Trời bèn sai Con Ngài bởi một người nữ sanh ra, sanh ra dưới luật pháp, để chuộc những kẻ ở dưới luật pháp, và cho chúng ta được làm con nuôi Ngài uiothesia [đặt để trong vị trí làm con cái].

Chữ "nhưng" bắt đầu câu 4 cho thấy sự trái ngược với những gì xảy ra trước đó. Hoàn cảnh trước đó là gì? Thời điểm mà người cha chỉ định chưa đến; chúng ta ở trong vị trí làm nô lệ; chúng ta làm nô lệ cho thế lực của thế gian; chúng ta ở dưới sự cai quản của thầy giáo, người bảo hộ và kẻ coi giữ. Tuy nhiên, chữ "NHƯNG" giới thiệu đến một sự thay đổi cho hoàn cảnh. Sự thay đổi này là gì? Thời kỳ đã trọn, thời điểm đã định bởi người Cha đã đến! Đức Chúa Trời sai chính con Ngài, để giải cứu những ai bị nô lệ dưới luật pháp, và từ vị trí làm nô lệ chúng ta bây giờ ở trong vị trí làm con cái. Chúng ta có thể xem cách sử dụng từ ngữ này trong Ga-la-ti 3:23-26.

Ga-la-ti 3:23-26
Trước khi đức tin chưa đến, chúng ta bị nhốt dưới sự canh giữ của luật pháp mà chờ đức tin phải bày ra. Ấy vậy, luật pháp đã như thầy giáo đặng dẫn chúng ta đến Đấng Christ, hầu cho chúng ta bởi đức tin mà được xưng công bình. Song khi đức tin đã đến, chúng ta không còn phục dưới thầy giáo ấy nữa. Vì chưng anh em bởi tin Đức Chúa Jêsus Christ, nên hết thảy đều là con trai của Đức Chúa Trời."

Có một thời điểm "trước khi đức tin chưa đến". Đây là thời điểm của luật pháp, thời điểm của thầy giáo, thời điểm của người bảo hộ và kẻ coi giữ trong Ga-la-ti 4. Đây là thời điểm chúng ta ở trong vị trí làm nô lệ. Nhưng khi đức tin đến, thời kỳ đã trọn. Đấng Christ đến! Thầy giáo, người bảo hộ, và kẻ coi giữ, luật pháp của những điều này đều sẽ qua đi. Chúng ta không còn ở dưới nó nữa và cũng không còn làm nô lệ. Thay vào đó chúng ta bây giờ ở trong vị trí con cái.

Nói cách khác, chữ "uiothesia" được dùng trong Ga-la-ti 4 và được dịch là "làm con nuôi" sẽ dễ hiểu hơn khi dịch là "đặt để trong vị trí làm con cái". Từ ngữ này không được sử dụng để nói với chúng ta rằng Đức Chúa Trời là cha nuôi của chúng ta, như một số bản dịch có nghĩa như vậy, nhưng chúng ta, khi Chúa Giê-xu Christ đã đến, khi đức tin đã đến, thay đổi từ vị trí làm nô lệ sang vị trí làm con cái. Nó không nói đến mối liên hệ của chúng ta với Đức Chúa Trời theo cách hiểu của con nuôi hay con thật nhưng theo ý nghĩa của vị trí làm con cái với vị trí làm nô lệ.

Được Đức Chúa Trời sinh ra - không phải là nhận nuôi

Phân đoạn trong Ga-la-ti và chữ "uiothesia" không có nghĩa là Đức Chúa Trời là Cha nuôi của chúng ta. Các đoạn Kinh Thánh khác cũng nói rõ rằng chúng ta không phải là con nuôi của Đức Chúa Trời nhưng là con ruột của Ngài. Bắt đầu từ Giăng 1:12:

Giăng 1:12
"Nhưng hễ ai đã nhận Ngài [Chúa Giê-xu Christ], thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Đức Chúa Trời, là ban cho những kẻ tin danh Ngài [danh của Giê-xu Christ]".

Chữ “con cái” ở đây tiếng Hy-lạp τέκνα (tekna) có nghĩa là "người được sanh ra (từ chữ τίκτω, sanh ra)2”. Đó là từ "biểu hiện tình trạng sắp sanh nở3”. Câu tiếp theo sẽ rõ nghĩa hơn. Chúng hãy đọc chung với các câu trên:

Giăng 1:12-13
"Nhưng hễ ai đã nhận Ngài [Chúa Giê-xu Christ], thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Đức Chúa Trời, là ban cho những kẻ tin danh Ngài [danh của Giê-xu Christ]: là kẻ chẳng phải sanh bởi khí huyết, hoặc bởi tình dục, hoặc bởi ý người, nhưng sanh bởi Đức Chúa Trời vậy."

Con cái Đức Chúa Trời được sanh ra bởi ai? Câu 13 trả lời: họ được sanh bởi Đức Chúa Trời! Vì vậy, rõ ràng nếu chúng ta sanh bởi Đức Chúa Trời, thì chúng ta liên kết với Ngài bởi sự sanh ra chứ không phải là nhận làm con nuôi!

Đoạn tiếp theo cho thấy chính sự sanh ra này chứ không phải là việc nhận con nuôi liên kết chúng ta với Đức Chúa Trời Giăng 3:3-8. Tại đây chúng ta thấy Chúa Giê-xu và Ni-cô-đem (một thầy giáo Do Thái) đang nói chuyện với nhau về sự SANH LẠI.

Giăng 3:3-8
"Đức Chúa Jêsus cất tiếng đáp rằng [Ni-cô-đem]: Quả thật, quả thật, ta nói cùng ngươi, nếu một người chẳng sanh lại [nhưng tiếng Hy-lạp có nghĩa là “sanh từ trên”], thì không thể thấy được nước Đức Chúa Trời. Ni-cô-đem thưa rằng: Người đã già thì sanh lại làm sao được? Có thể nào trở vào lòng mẹ và sanh lần thứ hai sao? Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Quả thật, quả thật, ta nói cùng ngươi, nếu một người chẳng nhờ nước và Thánh Linh mà sanh, thì không được vào nước Đức Chúa Trời. Hễ chi sanh bởi xác thịt là xác thịt; hễ chi sanh bởi Thánh Linh là thần. Chớ lấy làm lạ về điều ta đã nói với ngươi: Các ngươi phải sanh lại. [Hy-lạp: “sanh từ trên”]Gió muốn thổi đâu thì thổi, ngươi nghe tiếng động; nhưng chẳng biết gió đến từ đâu và cũng không biết đi đâu. Hễ người nào sanh bởi Thánh Linh thì cũng như vậy."

Như Chúa Giê-xu đã nói rõ rằng có hai lần sanh. Lần sanh thứ nhất đó là nước và xác thịt. Đây là sự sanh nở của thể chất và tất cả loài người sống trên đất đều được sanh ra theo cách này. Tuy nhiên, ngoài sự sanh nở này, còn một sự sanh nở khác, mà Chúa Giê-xu giải thích rõ ràng, là điều kiện cần để vào nước Đức Chúa Trời. Đây là "sự sanh ra từ trên". Nhiều dịch giả dịch là "sanh lại". Mặc dầu đây là sự sanh ra lần thứ hai và vì vậy nói rằng chúng ta được sanh lại là đúng4, tiếng Hy-lạp ở đây có nghĩa là "sanh từ trên", là cách bày tỏ của cụm từ "sanh bởi Đức Chúa Trời là Đấng ở trên".

Chúng ta thấy trong phần trước Giăng nói đến những người tin Chúa Giê-xu làm Cứu Chúa của họ được gọi là sanh bởi Đức Chúa Trời. Ở đây Chúa nói đến sự "sanh từ trên". Cả hai đều giống nhau và đều chỉ về sự thật đó là sự SANH LẠI lần thứ hai là điều kiện để chúng ta có thể bước vào vương quốc của Đức Chúa Trời. Đây là sự sanh ra từ Đức Chúa Trời hoặc là sự sanh ra từ trên, hoặc sự sanh ra từ Đức Thánh Linh, như đã chép trong Giăng 3. Một lần nữa chúng ta thấy rằng Lời của Đức Chúa Trời không đề cập đến sự làm con nuôi. Chúa Giê-xu không nói rằng chúng ta phải được Đức Chúa Trời nhận làm con nuôi mới có thể được sanh ra bởi Đức Chúa Trời. Chính sự sanh ra này khiến chúng ta là con cái của Đức Chúa Trời và có quyền gọi Đức Chúa Trời là cha (A-ba), Ba ơi. Dĩ nhiên, chúng ta có thể gọi Ngài là cha nếu chúng ta được nhận nuôi, nhưng rõ ràng chúng ta không phải là con nuôi nhưng là con ruột. Chúng ta hãy tiếp tục đọc trong thư 1 Giăng. Ở đây nói rằng:

1 Giăng 5:1
"Ai tin Đức Chúa Jêsus là Đấng Christ, thì sanh bởi Đức Chúa Trời; và ai yêu Đức Chúa Trời là Đấng đã sanh ra, thì cũng yêu kẻ đã sanh ra bởi Ngài."

Ở phần trên, chúng ta thấy trong phúc âm Giăng và Ga-la-ti đó là hễ ai tin Chúa Giê-xu Christ là Chúa thì trở nên con cái của Đức Chúa Trời. Tại đây, nó được lặp lại: Hễ ai tin Chúa Giê-xu là Đấng Christ, đó chính là Đấng Được Xức Dầu, Đấng Mê-si, thì sanh bởi Đức Chúa Trời.

Đi xa hơn chúng ta sẽ thấy sự thật về sự sanh lại này trong 1 Phi-e-rơ 1:23, nói rằng:

1 Phierơ 1:23
“anh em đã được lại sanh, chẳng phải bởi giống hay hư nát, nhưng bởi giống chẳng hư nát, là bởi lời hằng sống và bền vững của Đức Chúa Trời.”

Một lần nữa Phi-e-rơ cũng nói về sự sanh lại: đó là sự sanh lần thứ hai, sự sanh ra bởi Đức Chúa Trời mà chúng ta thấy Giăng cũng đề cập đến. Đó không phải là sự sanh ra từ hạt giống hư nát nhưng là hạt giống không hư nát và phương cách của sự sanh lại này đó là qua Lời Hằng Sống và Bền Vững của Đức Chúa Trời.

Tương tự như 1 Phi-e-rơ 1:23, 1 Giăng 3:1-2 nói rằng:

1 Giăng 3:1-2
"Hãy xem Đức Chúa Cha đã tỏ cho chúng ta sự yêu thương dường nào, mà cho chúng ta được xưng là con cái Đức Chúa Trời; và chúng ta thật là con cái Ngài. Ấy là vì đó mà thế gian chẳng biết chúng ta, vì họ chẳng từng biết Ngài. Hỡi anh em yêu dấu, chúng ta bây giờ giờ là con cái của Đức Chúa Trời."

Bây giờ chúng ta là con cái của Đức Chúa Trời. Không phải ngày mai, ...cũng không phải khi chúng ta chết...BÂY GIỜ!!! Bằng cách nào? Bằng đức tin trong Chúa Giê-xu Christ, Chúa chúng ta, Con Đức Chúa Trời, Đấng Mê-si. Không phải là lời hứa cho tương lai. Nó là món quà hiện thực và dành sẵn cho bạn bây giờ! Như Phao-lô nói trong II Cô-rinh-tô 6:2

II Cô-rinh-tô 6:2
"Vì Ngài [Đức Chúa Trời] phán rằng: Ta đã nhậm lời ngươi trong thì thuận tiện, Ta đã phù hộ ngươi trong ngày cứu rỗi. Kìa, hiện nay là thì thuận tiện; kìa, hiện nay là ngày cứu rỗi!"

"Chờ đợi đặt để trong vị trí làm con cái" - Rô-ma 8:23

Như đã thấy trong 1 Giăng, bởi đức tin nơi Chúa Giê-xu Christ, chúng ta là con cái của Đức Chúa Trời, chúng ta tiếp tục xem trong Rô-ma 8:23. Ở đây nói rằng:

Rô-ma 8:23
"Không những muôn vật thôi, lại chúng ta, là kẻ có trái đầu mùa của Đức Thánh Linh, cũng than thở trong lòng đang khi trông đợi sự làm con nuôi [uiothesia– đặt để trong vị trí làm con cái], tức là sự cứu chuộc thân thể chúng ta vậy."

Rất dễ bị nhầm lẫn khi chúng ta đọc phân đoạn trên, giống như nói rằng chúng ta vẫn chờ đợi đặt để trong vị trí làm con cái, trong khi Ga-la-ti nói rằng Chúa Giê-xu Christ đến để chúng ta nhận lãnh sự làm con cái và Giăng cũng nói rằng chúng ta BÂY GIỜ là con cái của Đức Chúa Trời. Chìa khóa để tránh sự nhầm lẫn ở đây đó là từ “uiothesia”. Nếu ai đó hiểu rằng từ này có nghĩa là con nuôi, như bản dịch trong tiếng Anh, thì chúng ta hoàn toàn nhầm lẫn. Sự nhận con nuôi được thừa nhận như thời điểm sanh ra. Có một thời điểm cụ thể ngày và giờ mà chúng ta được sanh ra lần đầu tiên (đó là ngày và giờ sanh ra trong khai sanh) và cũng có ngày và giờ mà chúng ta được sanh ra lần thứ hai (đó là ngày và giờ mà bạn xưng nhận Chúa Giê-xu bằng môi miệng và tin trong lòng rằng Đức Chúa Trời khiến Ngài sống lại từ trong kẻ chết). Cũng như vậy, có ngày và giờ cho người nào đó khi được nhận làm con nuôi (đó là ngày và giờ mà cha mẹ nuôi ký vào giấy tờ liên quan). Vì vậy nếu chúng ta dịch chữ “uiothesia” là nhận con nuôi, thì thời điểm ngày và giờ, theo Rô-ma 8 - vẫn chưa đến! Chúng ta vẫn chưa được nhận làm con nuôi của Đức Chúa Trời bởi vì chúng ta vẫn phải chờ đợi đến thời điểm. Nhưng sự hiểu lầm là do con người tạo ra khi dịch chữ “uiothesia” là con nuôi. Câu dịch đúng đó là "đặt để trong vị trí làm con cái" và để hiểu đúng ý nghĩa của nó chúng ta phải nhìn vào bối cảnh bắt đầu từ câu 18:

Rô-ma 8:18-25
"Vả, tôi tưởng rằng những sự đau đớn bây giờ chẳng đáng so sánh với sự vinh hiển hầu đến, là sự sẽ được bày ra trong chúng ta. Thật thế, muôn vật ước ao, nóng nảy mà trông đợi con cái Đức Chúa Trời được tỏ ra. Vì muôn vật đã bị bắt phục sự hư không, chẳng phải tự ý mình, bèn là bởi cớ Đấng bắt phục. Muôn vật mong rằng mình cũng sẽ được giải cứu khỏi làm tôi sự hư nát, đặng dự phần trong sự tự do vinh hiển của con cái Đức Chúa Trời. Vì chúng ta biết rằng muôn vật đều than thở và chịu khó nhọc cho đến ngày nay; "Không những muôn vật thôi, lại chúng ta, là kẻ có trái đầu mùa của Đức Thánh Linh, cũng than thở trong lòng đang khi trông đợi sự làm con nuôi [uiothesia– đặt để trong vị trí làm con cái], tức là sự cứu chuộc thân thể chúng ta vậy." Vì chúng ta được cứu trong sự trông cậy, nhưng khi người ta đã thấy điều mình trông rồi, ấy không phải là trông nữa: mình thấy rồi, sao còn trông làm chi? Song nếu chúng ta trông điều mình không thấy, ấy là chúng ta chờ đợi điều đó cách nhịn nhục."

Phao-lô nói rằng muôn vật bị sự hư không bắt phục. Nó bị tôi mọi cho sự hư nát. Nó than thở và chịu khó nhọc như cơn thai nghén. Đây là sự đau khổ tột cùng! Không chỉ muôn vật mà thôi nhưng chúng ta là những người đã có TRÁI ĐẦU MÙA của Đức Thánh Linh! Chúng ta cũng than thở trong chính mình, chờ đợi điều tốt hơn, đó là sự giải cứu thân thể, thời điểm mà Cứu Chúa sẽ trở lại và sẽ thay đổi thân thể phàm tục này, thân thể hay chết trở nên thân thể không thể chết, không bị hư nát, giống như thân thể của Chúa. Chúng ta than thở và chờ đợi đến thời điểm để gặp mặt đối mặt với Chúa. Như Phao-lô nói rằng:

1 Cô-rinh-tô 13:12
"Ngày nay chúng ta xem như trong một cái gương, cách mập mờ: đến bấy giờ chúng ta sẽ thấy hai mặt đối nhau; ngày nay tôi biết chưa hết: đến bấy giờ tôi sẽ biết như Chúa đã biết tôi vậy."

Có chữ "ngày nay" và chữ "đến bấy giờ". Ngày nay chúng ta xem như trong một cái gương, cách mập mờ: ĐẾN BẤY GIỜ chúng ta sẽ thấy hai mặt đối nhau! Ngày nay tôi biết chưa hết: ĐẾN BẤY GIỜ tôi sẽ biết như Chúa đã biết tôi vậy! Bây giờ muôn vật than thở và chúng ta cũng than thở nhưng ĐẾN BẤY GIỜ nó sẽ được giải thoát khỏi bị nô lệ cho sự hư nát! Bây giờ chúng ta có TRÁI ĐẦU MÙA của Đức Thánh Linh, điều này có nghĩa là sẽ có thời điểm mà, ĐẾN BẤY GIỜ, chúng ta sẽ có trọn vẹn! Chúng ta bây giờ là các con trai của Đức Chúa Trời, sanh bởi Đức Chúa Trời, con cái của Đấng Hằng Sống, anh em với Chúa Giê-xu Christ như Ngài đã gọi chúng ta như vậy trong Hê-bơ-rơ 2:11-12, nhưng chúng ta chưa có sự đặt để trong vị trí làm con cách trọn vẹn. Sự đặt để trong vị trí làm con cái cách trọn vẹn, là khi chúng ta gặp Chúa mặt đối mặt, chúng ta sẽ biết chúng ta như Chúa biết chúng ta vậy. Đúng, bây giờ chúng ta được đặt để trong vị trí làm con trai con gái của Đức Chúa Trời, nhưng cũng vẫn còn nhiều điều sẽ đến! Và đúng, bây giờ chúng ta có trái đầu mùa của Đức Thánh Linh, nhưng sự thật đó chỉ là TRÁI ĐẦU MÙA, vì vậy sẽ con nhiều nữa. Khi nào? Khi nào Chúa sẽ trở lại? Khi muôn vật được giải cứu khỏi bị nô lệ của sự hư nát; khi chúng ta gặp Chúa mặt đối mặt! Khi cô dâu hứa của Đấng Christ (2 Cô-rinh-tô 11:2) đám cưới (Khải huyền 19).

Chúng ta sẽ kết thúc bài viết với Rô-ma 8:12-17.

Rô-ma 8:12-17
"Vậy, hỡi anh em, chúng ta chẳng mắc nợ xác thịt đâu, đặng sống theo xác thịt. Thật thế, nếu anh em sống theo xác thịt thì phải chết; song nếu nhờ Thánh Linh, làm cho chết các việc của thân thể, thì anh em sẽ sống. Vì hết thảy kẻ nào được Thánh Linh của Đức Chúa Trời dắt dẫn, đều là con của Đức Chúa Trời. Thật anh em đã chẳng nhận lấy thần trí của tôi mọi đặng còn ở trong sự sợ hãi; nhưng đã nhận lấy thần trí của sự làm con nuôi uiothesia [đặt để trong vị trí làm con cái], và nhờ đó chúng ta kêu rằng: A-ba! Cha! Chính Đức Thánh Linh làm chứng cho lòng chúng ta rằng chúng ta là con cái Đức Chúa Trời. Lại nếu chúng ta là con cái, thì cũng là kẻ kế tự: kẻ kế tự Đức Chúa Trời và là kẻ đồng kế tự với Đấng Christ, miễn chúng ta đều chịu đau đớn với Ngài, hầu cho cũng được vinh hiển với Ngài."

Bởi đức tin chúng ta trở nên con cái của Đức Chúa Trời và chúng ta nhận lãnh Đức Thánh Linh. Bằng cách bước đi trong Đức Thánh Linh, được hướng dẫn bởi Đức Thánh Linh, chúng ta bày tỏ mình là con cái của Đức Chúa Trời. Nói cách khác: nếu chúng thật sự là con cái của Đức Chúa Trời hay không sẽ bày tỏ qua cách sống của chúng ta. Con cái thật của Đức Chúa Trời là những người được Thánh Linh của Đức Chúa Trời hướng dẫn. Tại đây vốn có một liên kết, thể hiện xuyên suốt Tân Ước, giữa đức tin và thực hành đức tin. Đức tin thật luôn luôn bày tỏ trong thực hành, qua kết quả của nó. Gia-cơ nói rất rõ ràng:

Giacơ 2:17-18
"Về đức tin, cũng một lẽ ấy; nếu đức tin không sanh ra việc làm, thì tự mình nó chết. Hoặc có kẻ nói: Ngươi có đức tin, còn ta có việc làm. Hãy chỉ cho ta đức tin của ngươi không có việc làm, rồi ta sẽ chỉ cho ngươi đức tin bởi việc làm của ta."

Chúng ta không được cứu bởi việc làm nhưng bởi đức tin. Nhưng, nếu đức tin này là thật, nó sẽ luôn luôn kết quả theo sau, trong sự vâng lời Đức Chúa Trời và Lời dạy của Ngài. Từ khóa ở đây đó là thực hành (những gì bạn làm theo thói quen và trước hết). Không có chuyện, người tin Chúa thật, con cái thật của Đức Chúa Trời sống đời sống buông thả (sống theo thói quen và trước hết). Chúng ta không nói đến chỉ một tội lỗi mà thôi. Chúng ta đang nói đến sự thực hành phạm tội (sống theo thói quen, là cách sống). Cũng như vậy, những ai được Thánh Linh của Đức Chúa Trời hướng dẫn, là những người sống với những gì họ tin nhận, họ thật sự là con cái của Đức Chúa Trời. Để kết luận, như Phao-lô nói:

Ga-la-ti 5:25
"Nếu chúng ta nhờ Thánh Linh mà sống, thì cũng hãy bước theo Thánh Linh vậy."

Anastasios Kioulachoglou

 



Chú Thích

1. Như từ điển Vine nói rằng: "A-ba là từ thuộc tiếng A-ram...đó là từ ngữ hình thành bởi con trẻ, và cho thấy sự tin tưởng không lý do; [mặc khác] chữ "cha" mô tả mối liên hệ lo lắng thông minh." (Từ điển Vine, trang 11). Nguồn khác nói rằng: "như thầy Ra-bi nói: “một đứa trẻ" học nói ’abbā’ (ba ơi) và ’immā’ (mẹ ơi)." Abba có nghĩa là ba ơi. Chữ 'ba ơi' là từ thường được sử dụng để nói đến người cha trên đất. Cả hai chữ ba và cha đều có nghĩa giống nhau nhưng chữ 'ba ơi' là từ thân thiện hơn. Đây là từ mà con cái thường dùng để gọi cha mình. Và Đức Chúa Trời không giới hạn con cái Ngài dùng từ "cha", nhưng Ngài muốn chúng ta gọi Ngài là ba ơi, bố ơi. Bằng cách gọi này cho thấy Ngài ước ao có mối liên hệ cá nhân, gần gũi, và thực sự với con cái Ngài như thế nào.

2. E.W. Bullinger, A critical Lexicon and concordance to the English and Greek New Testament, Zondervan Publishing House, p. 148.

3. Vine’s Expository dictionary, p. 189.

4. Thực tế, Kinh Thánh sử dụng từ "sanh lại" như chúng ta sẽ thấy trong phần sau trong 1 Phi-e-rơ.