Lời sự Sống

Hội thánh: định nghĩa, người đứng đầu, và các thành viên (PDF) PDF



Hội thánh: định nghĩa, người đứng đầu, và các thành viên



Có một số từ mà Cơ đốc nhân thường xuyên sử dụng đó là chữ "hội thánh". Thật đáng tiếc, có rất ít người thật sự hiểu về từ này theo như Kinh Thánh hiểu, và áp dụng ý nghĩa của nó vào trong thực tế. Dựa vào tầm quan trọng của việc hiểu biết rõ ràng Lời của Đức Chúa Trời dạy về hội thánh, chúng ta sẽ dành trọn bài viết này để xem xét cách chi tiết.

1. Hội thánh: định nghĩa

Nhìn lướt qua về cách người ta thường nghĩ gì về chữ "hội thánh" cho thấy rằng, hầu hết mọi người sử dụng từ này với ý nghĩa đó là chỉ về một tòa nhà nơi nhiều hoạt động tôn giáo diễn ra, hoặc là cách sử dụng kết hợp với tên của các giáo hội khác nhau1. Tuy nhiên, những cách sử dụng từ hội thánh này không phù hợp với những gì Lời của Đức Chúa Trời định nghĩa là hội thánh, vì vậy điều cần thiết đó là phải xem xét ý nghĩa của từ ngữ này.

1.1 Từ "Ekklesia" và ý nghĩa tổng quát của nó

Chữ "hội thánh" là bản dịch từ tiếng Hy-lạp chữ "ekklesia" có nghĩa là "được gọi ra hoặc để riêng ra2". Như E. W. Bullingers nói rằng từ ngữ này được sử dụng chỉ về "bất cứ một hội chúng nào, nhưng đặc biệt là những công dân, hoặc một nhóm nào đó được lựa chọn." Trong Tân Ước, nó được sử dụng 115 lần, trong đó 3 lần dịch là "hội chúng," và 112 lần là "hội thánh." Xem xét kỹ hơn về ba lần sử dụng, khi từ ngữ này được dịch là "hội chúng" cho chúng ta thấy từ ngữ này không phải chỉ dùng để nói về các hội chúng của Cơ đốc mà thôi. Thực tế, Công Vụ 19, mô tả về sự bày tỏ chống đối Phao-lô xảy ra tại thành Ê-phê-sô, viết rằng:

Công Vụ 19:32, 35, 39, 41
"Người thì reo lên thể nầy, kẻ thì la lên thể khác; vì trong hội [Hy-lạp: "ekklesia"] om sòm, phần nhiều người cũng không biết vì cớ nào mình nhóm lại...Bấy giờ, có người thơ ký thành phố dẹp yên [đoàn dân].."Ví bằng các ngươi có nài việc khác nữa, thì khác quyết định việc đó trong hội đồng [Hy-lạp: ekklesia] theo phép..Người nói bấy nhiêu lời, bèn cho chúng [Hy-lạp: ekklesia] về."

Như bằng chứng từ bản văn, chữ "ekklesia" được sử dụng cho người ngoài-Cơ Đốc, và nó cũng xảy ra trong trường hợp thậm chí có những hội chúng chống lại cơ đốc nhân.

Ý nghĩa tổng quát của chữ "ekklesia" là "hội chúng" cũng có bằng chứng được sử dụng trong bản Septuagint, bản dịch Hy-lạp cổ về Cựu Ước. Trong đó, từ này được sử dụng 71 lần, tất cả trong một từ dịch tiếng Hê-bơ-rơ đó là "qahal" có nghĩa là "một hiệp hội, một hội chúng, một hội đoàn, hội nghị, trong nghĩa rộng hơn đó là hội chúng hoặc nhiều người đàn ông, của quân đội, của quốc gia, của kẻ ác..người công bình3 v.v."

Vì vậy kết luận: ý nghĩa tổng quát của từ ngữ mà Kinh Thánh dịch từ chữ hội thánh, đó là "hội chúng." Từ ngữ này không phải được sử dụng cho các hội chúng Cơ đốc, cũng không phải chỉ về các tòa nhà tổ chức những hội đoàn như vậy. Ngược lại, nó là một thuật từ tổng quát sử dụng để nói về bất cứ hội chúng nào.

1.2 Chữ "ekklesia": ý nghĩa trong Lời của Đức Chúa Trời

Như đã thấy ý nghĩa của chữ "ekklesia" là gì, bây giờ là lúc xem xét ý nghĩa của nó trong Tân Ước. Tại đây, dù chữ này có nghĩa là hội chúng, nhưng lần này chữ hội chúng có một ý nghĩa đặc biệt hơn, bao gồm tất cả những thành viên được tái sanh, vì vậy .. nếu miệng ngươi xưng Đức Chúa Jêsus ra và lòng ngươi tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại (Rô-ma 10:9). Một từ ngữ khác mà Kinh Thánh sử dụng để chỉ về người tin theo Đấng Christ nói chung trên toàn thế giới4 đó là "thân thể"hoặc là "thân thể của Đấng Christ". Chữ "hội thánh" và "thân thể" hoặc "thân thể của Đấng Christ" là thuật từ tương đương, tất cả đều sử dụng để chỉ về Cơ đốc nhân nói chung, có bằng chứng từ các bản văn khác nhau trong Lời Chúa. Bắt đầu từ 1 Cô-rinh-tô 12:27:

1 Cô-rinh-tô 12:27
Vả ANH EM là thân của Đấng Christ, và là chi thể của thân, ai riêng phần nấy"

Cũng vậy Cô-lô-se 1:18 cho thấy:
" là đầu của thân thể, tức là đầu Hội thánh. "Ấy cũng chính Ngài [Giê-xu Christ] là đầu của thân thể, tức là đầu Hội Thánh..."

Hơn nữa Ê-phê-sô 1:22-23 chép rằng:
"bắt muôn vật phục dưới chân Đấng Christ, và ban cho Đấng Christ làm đầu Hội thánh, Hội thánh là thân thể của Đấng Christ, tức là sự đầy đủ của Đấng gồm tóm mọi sự trong mọi loài."Ngài đã[Đức Chúa Trời] bắt muôn vật phục dưới chân [Đấng Christ] và ban cho Đấng Christ làm đầu hội thánh Hội Thánh là thân thể của Đấng Christ tức là sự đầy đủ của Đấng gồm tóm mọi sự trong mọi loài..."

Chúng ta, tất cả những tín hữu kết hợp thành thân thể của Đấng Christ. Lời của Đức Chúa Trời không nói rằng tại nơi này có một thân thể và tại nơi khác có một cái khác. Cũng không nói là giáo hội này là một thân thể và giáo hội kia là một thân thể khác. Nhưng nói rằng "anh em là thân thể của Đấng Christ," là hội thánh. Tại đây chữ "anh em" có nghĩa là tôi, anh chị em và mỗi tín hữu được tái sanh đều thuộc về hội thánh. Theo như Lời Chúa, tại đây không có sự phân biệt của giáo phái, màu da, địa vị xã hội, nơi ở hoặc bất cứ lý do nào khác. Như Ga-la-ti 3:26-28 nói rằng:

Ga-la-ti 3:26-28
"Vì chưng anh em bởi tin Đức Chúa Jêsus Christ, nên hết thảy đều là con trai của Đức Chúa Trời. Vả, anh em thảy đều chịu phép báp tem trong Đấng Christ, đều mặc lấy Đấng Christ vậy. Tại đây không còn chia ra người Giu-đa hoặc người Gờ-réc; không còn người tôi mọi hoặc người tự chủ; không còn đàn ông hoặc đàn bà; vì trong Đức Chúa Jêsus Christ, anh em thảy đều làm một."

Tất cả chúng ta, không phân biệt ai, đều là con trai của Đức Chúa Trời bởi đức tin, trong Đức Chúa Giê-xu Christ và một lần nữa tất cả chúng ta, không phân biệt ai và cũng bởi đức tin đó, là thành viên của thân thể của Đấng Christ.

Có nghĩa rằng hội thánh và thân thể là một chứ không phải nhiều được minh chứng qua nhiều phân đoạn khác nhau trong Lời của Đức Chúa Trời. Bắt đầu từ Rô-ma 12:4-5:

Rôma 12:4-5
"Vả, như trong một thân chúng ta có nhiều chi thể, và các chi thể không làm một việc giống nhau, thì cũng vậy, chúng ta là nhiều người mà hiệp nên một thân trong Đấng Christ, và hết thảy chúng ta đều là các phần chi thể của nhau."

Cũng như, 1 Cô-rinh-tô 12:12-13 nói rằng:
"Vả, như thân là một, mà có nhiều chi thể, và như các chi thể của thân dầu có nhiều, cũng chỉ hiệp thành một thân mà thôi, Đấng Christ khác nào như vậy. Vì chưng chúng ta hoặc người Giu-đa, hoặc người Gờ-réc, hoặc tôi mọi, hoặc tự chủ, đều đã chịu phép báp-tem chung một Thánh Linh để hiệp làm một thân..."

1 Cô-rinh-tô 12:20
"Vậy, có nhiều chi thể, song chỉ có một thân."

Ê-phê-sô 2:16
"và vì bởi thập tự giá Ngài đã làm cho sự thù nghịch tiêu diệt, nên nhờ thập tự giá đó Ngài khiến cả hai hiệp thành một thể, mà làm hòa thuận với Đức Chúa Trời."

Ê-phê-sô 4:4
"Chỉ có một thân thể, một Thánh Linh, như anh em bởi chức phận mình đã được gọi đến một sự trông cậy mà thôi;"

Và cuối cùng trong Cô-lô-se 3:15
"Nguyền xin sự bình an của Đấng Christ cai trị trong lòng anh em, là bình an mà anh em đã được gọi đến đặng hiệp nên một thể; lại phải biết ơn"

Bằng chứng từ những phân đoạn trên cho thấy, hội thánh, thân thể của Đấng Christ là một thân thể bao gồm tất cả những thành viên được tái sanh, là những ai xưng Đức Chúa Jêsus ra và lòng họ tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại. Đáng tiếc thay, những gì Lời của Đức Chúa Trời tuyên bố rất rõ ràng dường như bị nhiều Cơ đốc nhân xem thường, ít nhất thể hiện qua sự tồn tại của quá nhiều hệ phái. Thật sự, nhiều người trong chúng ta thay vì xem mình là thành viên của một thân thể của Đấng Christ và tất cả các Cơ đốc nhân là anh chị em và thành viên của cùng một thân, thì chúng ta cho mình là thành viên của giáo hội này giáo hội kia mang đặc điểm của thân thể hoặc của hội thánh, và các Cơ đốc nhân nào không thuộc về giáo hội của chúng ta thì xem họ như là người xa lạ và thậm chí đôi khi là kẻ thù. May mắn là Lời của Đức Chúa Trời không đồng ý với quan điểm này. Thật sự, như chúng ta thấy, đối với Đức Chúa Trời, chúng ta (tất cả Cơ đốc nhân) không phải là người xa lạ hoặc là kẻ thù của nhau, cho dù có nhiều quan điểm khác nhau trong nhiều vấn đề. Hễ chừng nào chúng ta đồng ý rằng Chúa Giê-xu là Chúa, là Chủ của chúng ta và Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại, thì chúng ta đều là con cái của Đức Chúa Trời, là anh chị em, là thành viên của cùng một thân thể và như trong Rô-ma 12:5 nói rằng, chúng ta là thành viên của nhau. Điều này không tuyệt vời sao? Thật sư, ma quỷ đã tìm mọi cách che giấu lẽ thật tuyệt vời này khỏi chúng ta, khiến chúng ta nghĩ rằng thân thể bị giới hạn trong giáo hội, tổ chức và nhóm thông công của riêng mình. Những tổ chức đó không phải là thân thể nhưng chỉ là các phần trong thân5 bao gồm hành ngàn nhóm thông công khác nhau và hàng triệu Cơ đốc nhân khác nhau, và thậm chí quan điểm của họ chỉ đồng ý với quan điểm của chúng ta đó là Chúa Giê-xu là Chúa và Đức Chúa Trời khiến Ngài từ kẻ chết sống lại. Vì vậy, thay vì tranh chiến và ghen ghét trong giáo hội, chúng ta cần phải liên kết mỗi tấm lòng trong lẽ thật của một thân thể, và đối xử bằng tình yêu thương và phục vụ tất cả những Cơ đốc nhân khác thuộc về cùng một thân thể như chúng ta. Nếu không, chúng ta có xu hướng tiếp tục tranh chiến với nhau, không thể làm điều gì khác ngoài đem lại sự tổn thương trong thân thể.

2. Hôi thánh: người đứng đầu

Như đã biết ở trên, theo định nghĩa của Kinh Thánh, hội thánh là một, và bao gồm tất cả những ai tin nơi Chúa Giê-xu và sự sống lại của Ngài, bây giờ chúng ta sẽ xem xét ai là đầu, người đứng đầu của hội thánh. Câu trả lời của Kinh Thánh cho câu hỏi then chốt này một lần nữa cũng rất rõ ràng. Ê-phê-sô 5:23 chép rằng:

Ê-phê-sô 5:23
"Đấng Christ là đầu Hội thánh"

Những phân đoạn khác cũng khẳng định về người đứng đầu, đầu của hội thánh chính là Chúa Giê-xu Christ:

Ê-phê-sô 1:22
"Ngài [Đức Chúa Trời] đã bắt muôn vật phục dưới chân [Đấng Christ] và ban cho Đấng Christ làm đầu hội thánh Hội Thánh là thân thể của Đấng Christ tức là sự đầy đủ của Đấng gồm tóm mọi sự trong mọi loài..."

Cô-lô-se 1:18
"Ấy cũng chính Ngài [Giê-xu Christ] là đầu của thân thể, tức là đầu Hội Thánh"

Từ những bằng chứng ở trên, người mà Đức Chúa Trời chọn để trở thành người đứng đầu của hội thánh, đầu của TẤT CẢ muôn vật, đó chính là Chúa Giê-xu Christ6. Ngài là đầu và hội thánh là thân thể của Ngài. Cũng giống như trong một thân thể vật lý, đầu là phần hướng dẫn cả thân thể, thì cũng vậy trong hội thánh, Đấng Christ, là đầu của muôn vật, là Đấng hướng dẫn, cai quản hội thánh. Ngài và chỉ có Ngài là lãnh đạo và là người đứng đầu duy nhất của hội thánh. Trái lại với nhiều hệ thống cấp bậc khác nhau mà người ta có thể thấy trong nhiều giáo hội và tổ chức, cấp bậc trong hội thánh được Lời của Đức Chúa Trời bày tỏ như sau: trước hết và trên hết là Đức Chúa Trời, là đầu của Đấng Christ (1 Cô-rinh-tô 11:3). Sau đó, Đấng Christ là đầu của hội thánh, và sau cùng là tất cả chúng ta là những ai tin vào Đấng Christ và sự sống lại của Ngài, và hội thánh hiệp lại là thân thể của Đấng Christ. Vì vậy, kết lại, thay vì có nhiều hội thánh với nhiều con người đứng đầu, thì chỉ có "MỘT hội thánh với MỘT người đứng đầu mãi mãi đó là: Chúa Giê-xu Christ."

3. Hôi thánh: các thành viên

Như đã thấy ở trên, để trở thành một thành viên của hội thánh, người theo Đấng Christ, người đó phải tin rằng Chúa Giê-xu là Chúa, là Chủ và tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại (Rô-ma 10:9). Chúng ta cũng thấy về người đứng đầu của hội thánh chính là Chúa Giê-xu Christ. Tiếp theo chúng ta sẽ xem xét chi tiết hơn về vai trò của các thành viên trong thân thể của Đấng Christ.

3.1 Những nhu cầu và vai trò khác nhau trong hội thánh

Không phải là điều tình cờ mà Kinh Thánh nói đến hội thánh như là thân thể. Mặc dầu trong phần trước, khi chúng ta thảo luận về Đấng Christ là đầu của hội thánh, một số khía cạnh liên quan đến ẩn dụ như 1 Cô-rinh-tô 12 đưa ra một số chi tiết. Bắt đầu từ câu 12:

1 Cô-rinh-tô 12:12-14
"Vả như thân [nghĩa đen] là một, mà có nhiều chi thể và như các chi thể của thân dầu có nhiêu cũng chỉ hiệp thành một thân mà thôi Đấng Christ khác nào như vậy." Vì chưng chúng ta hoặc người Giu-đa, hoặc người Gờ-réc, hoặc tôi mọi, hoặc tự chủ, đều đã chịu phép báp-tem chung một Thánh Linh để hiệp làm một thân..." Vì trong thực tế thân thể không chỉ có một thành viên nhưng có nhiều."

Có đến bốn lần trong phân đoạn này nói đến thân thể là một, một lần nữa tại đây khẳng định cho chúng ta thấy chỉ có một và một thân thể duy nhất cho tất cả Cơ đốc nhân thuộc về. Ngoài ra, tại đây cũng cho thấy rằng "thân thể không chỉ có một thành viên nhưng có nhiều." Câu 15-20 giúp cho chúng ta hiểu hơn về những gì Đức Chúa Trời muốn nói. Ở đây nói rằng:

1 Cô-rinh-tô 12:15-20
"Nếu chơn rằng: vì ta chẳng phải là tay, nên ta không thuộc về thân, thì chẳng phải bởi đó chơn không có phần trong thân. Và nếu tai rằng: Vì ta chẳng phải là mắt, nên ta không thuộc về thân, thì tai chẳng phải bởi đó không có phần trong thân. Ví bằng cả thân đều là mắt, thì sự nghe ở đâu? Nếu cả thân đều là tai, thì sự ngửi ở đâu? Nhưng bây giờ, Đức Chúa Trời đã sắp đặt các chi thể của thân chúng ta, ban cho mỗi một chi thể cái địa vị theo ý Ngài lấy làm tốt mà chỉ định. Nếu chỉ có một chi thể mà thôi, thì cái thân ở đâu? "Vậy, có nhiều chi thể, song chỉ có một thân."

Trong phân đoạn này, Phao-lô được mặc khải để so sánh giữa thân thể vật lý và hội thánh là thân thể của Đấng Christ. Kết luận của ông đó là, như một thân thể vật lý có nhiều chi thể, mỗi chi thể làm một nhiệm vụ khác nhau cho cơ thể, thì cũng vậy thân thể của Đấng Christ, là hội thánh cũng có nhiều thành viên, mỗi người được sắp đặt để làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời, làm một nhiệm vụ cần thiết cho hội thánh, mà nhiệm vụ đó khác với những nhiệm vụ của các thành viên khác trong cả thân thể. Để giúp chúng ta hiểu ý nghĩa này tốt hơn, Phao-lô đề nghị chúng ta hình dung điều gì sẽ xảy ra nếu tất cả cơ thể là một con mắt. Rõ ràng, đây là trường hợp giả định, nó sẽ không thể nào ngửi, di chuyển, cúi xuống hoặc làm điều gì khác ngoài việc chỉ biết nhìn. Vì vậy rõ ràng rằng thay vì có một thân thể toàn là mắt, thì tốt hơn nên có một thân thể với nhiều vai trò để đáp ứng cho từng nhu cầu cần thiết. Qua đó chúng ta sẽ sử dụng tất cả các chi thể của thân thể và cùng một lúc có thể đáp ứng tất cả những nhu cầu của thân thể cách tốt nhất. Như 1 Cô-rinh-tô 12:19 nói rằng: "Nếu chỉ có một chi thể mà thôi, [có nghĩa là nếu tất cả đều có vai trò giống nhau], thì cái thân ở đâu?" Áp dụng hình ảnh này cho thân thể của Đấng Christ, rõ ràng thay vì tất cả thành viên đều có vai trò giống nhau, thì tốt hơn nên có một thân thể với nhiều chức năng khác nhau đảm bảo tất cả các thành viên đều được sử dụng và tất cả nhu cầu của thân thể được đáp ứng. Và chính xác đây là điều xảy ra: Rô-ma 12:4-5 chép rằng:

Rôma 12:4-5
"Vả như trong một thân chúng ta có nhiều chi thể, và các chi thể không làm một việc giống nhau, thì cũng vậy chúng ta là nhiều người mà hiệp nên một thân trong Đấng Christ"

Điều rõ ràng từ bản văn trên cho thấy có một sự đặc biệt của các chức năng trong thân thể của Đấng Christ và mỗi thành viên trong thân thể được sắp đặt với một chức năng có thể khác với chức năng của người khác. Vậy bây giờ ai sẽ quyết định chức năng của chúng ta trong thân thể của Đấng Christ? 1 Cô-rinh-tô 12:18 cho chúng ta câu trả lời. Tại đây nói rằng: "Đức Chúa Trời đã sắp đặt các chi thể của thân chúng ta, ban cho mỗi một chi thể cái địa vị theo ý Ngài lấy làm tốt mà chỉ định." Vì vậy, chính Đức Chúa Trời là Đấng sắp đặt chức năng của chúng ta trong thân thể. và 1 Cô-rinh-tô 12 tiếp tục:

1 Cô-rinh-tô 12:21-25
Mắt không được nói với bàn tay rằng: Ta chẳng cần đến mầy; đầu cũng chẳng được nói với chơn rằng: Ta chẳng cần đến bay. Trái lại, các chi thể của thân xem ra rất yếu đuối lại là cần dùng. Chi thể nào trong thân chúng ta nghĩ là hèn hạ hơn, thì chúng ta tôn trọng hơn; chi thể nào chẳng đẹp, thì chúng ta lại trau giồi hơn, con như cái nào đã đẹp rồi thì không cần trau giồi. Nhưng Đức Chúa Trời đã sắp đặt thân người, để chi thể nào thiếu thốn thì được quý trọng hơn: hầu cho trong thân không có sự phân rẽ, mà các chi thể phải đồng lo tưởng đến nhau."

Không có thành viên nào trong thân thể của Đấng Christ mà không cần đến người khác, và không có thành viên nào là vô dụng trong thân thể. Thực tế, như đoạn văn trên mô tả, Đức Chúa Trời sắp đặt thân thể theo cách khiến cho các chi thể phụ thuộc lẫn nhau.

Trở lại với các chức năng trong thân thể, 1 Cô-rinh-tô 12:28-30, nói rằng:

1 Cô-rinh-tô 12:28-30
"Đức Chúa Trời đã lập trong Hội Thánh [thân thể], thứ nhất là sứ đồ, thứ nhì là đấng tiên tri, thứ ba là thầy giáo, kế đến kẻ làm phép lạ, rồi kẻ được ơn chữa bệnh, cứu giúp, cai quản, nói các thứ tiếng. Có phải cả thảy là sứ đồ sao? Cả thảy là tiên tri sao? Cả thảy đều là thầy giáo sao? Cả thảy đều làm phép lạ sao? Cả thảy đều được ơn chữa bịnh sao? Cả thảy đều nói tiếng lạ sao? Cả thảy đều thông giải tiếng lạ sao?

Trong phân đoạn này, Lời của Đức Chúa Trời cho chúng ta một danh sách của các chức năng mà tín hữu có thể tìm thấy trong thân thể của Đấng Christ và qua đó, tôi lặp lại, được Đức Chúa Trời ban cho mỗi thành viên trong thân thể để làm vui lòng Ngài. Các chức năng liệt kê ở trên đó là: sứ đồ, tiên tri, thầy giáo, người làm phép lạ, được ơn chữa bệnh, nói các thứ tiếng, thông giải các ngôn ngữ7. Ê-phê-sô 4:7-8 nói nhiều hơn. Ở đây nói rằng:

Ê-phê-sô 4:7-8, 11
"Nhưng, đã ban ân điển cho mỗi một người trong chúng ta theo lượng sự ban cho của Đấng Christ. Vậy nên có chép rằng: Ngài đã lên nơi cao, dẫn muôn vàn kẻ phu tù, và ban các ơn cho loài người...Ấy chính Ngài [Christ]đã cho người nầy làm sứ đồ, kẻ kia làm tiên tri, người khác làm thầy giảng Tin Lành, kẻ khác nữa làm mục sư và giáo sư."

Cũng như, Rô-ma 12:4-8 nói rằng:
"Vả như trong một thân chúng ta có nhiều chi thể, và các chi thể không làm một việc giống nhau, thì cũng vậy chúng ta là nhiều người mà hiệp nên một thân trong Đấng Christ, và hết thảy chúng ta đều là các phần chi thể của nhau. Vì chúng ta có các sự ban cho khác nhau, tùy theo ơn đã ban cho chúng ta, ai được ban cho nói tiên tri, hãy tập nói theo lượng đức tin, ai được gọi đến làm chức vụ , hãy buộc mình vào chức vụ; ai dạy dỗ, hãy chăm mà dạy dỗ; ai gánh việc khuyên bảo, hãy khuyên bảo; ai bố thí, hãy lấy lòng rộng rãi mà bố thí; ai cai trị, hãy siêng năng mà cai trị; ai làm sự thương xót, hãy lấy lòng vui mà làm."

Như chúng ta có thể thấy từ những phân đoạn này, có rất nhiều vai trò khác nhau trong thân thể. Những vai trò này được Đức Chúa Trời ban cho mỗi thành viên để đáp ứng nhu cầu của thân thể cách tốt nhất. Vì vậy, có những thầy giáo để giúp đỡ nhu cầu giảng dạy, có những nhà truyền đạo để đáp ứng nhu cầu truyền giảng, có những mục sư để đáp ứng nhu cầu chăn bầy v.v. Cũng như thân thể vật lý của chúng ta là trọn vẹn, thì cũng vậy thân thể của Đấng Christ cũng trọn vẹn, vì hễ ở đâu có nhu cầu, thì Đức Chúa Trời sẽ sắp đặt một thành viên để đáp ứng nhu cầu đó.

4. Một xem xét chi tiết hơn về 1 Cô-rinh-tô 12:28-30

Từ phần trên, người đọc có thể suy nghĩ rằng tín hữu không thể đem lại hữu ích cho thân thể trừ ra những chức năng mà Đức Chúa Trời ban cho mà thôi. Nói cách khác, người đọc có thể nghĩ rằng một thầy giáo không thể chăn bầy, hoặc là người không thể nói tiếng lạ hoặc giải thích hoặc nói tiên tri nếu đó không phải là điều mà Đức Chúa Trời ban cho theo chức năng của người đó trong thân thể. Một phân đoạn thường được sử dụng để ủng hộ cho quan điểm này đó là 1 Cô-rinh-tô 12:28-30. Ở đây nói rằng:

1 Cô-rinh-tô 12:28-30
"Đức Chúa Trời đã lập trong Hội Thánh, thứ nhất là sứ đồ, thứ nhì là đấng tiên tri, thứ ba là thầy giáo, kế đến kẻ làm phép lạ, rồi kẻ được ơn chữa bệnh, cứu giúp, cai quản, nói các thứ tiếng. Có phải cả thảy là sứ đồ sao? Cả thảy là tiên tri sao? Cả thảy đều là thầy giáo sao? Cả thảy đều làm phép lạ sao? Cả thảy đều được ơn chữa bịnh sao? Cả thảy đều nói tiếng lạ sao? Cả thảy đều thông giải tiếng lạ sao?

Đối với một số người những câu hỏi trong phân đoạn này có nghĩa là không phải tất cả Cơ đốc nhân có thể nói tiếng lạ, hoặc thông giải hoặc nói tiên tri hoặc giảng dạy, hoặc chữa bệnh, nhưng chỉ có những ai được sắp đặt cách đặt biệt trong thân thể với nhiệm vụ đó mà thôi. Tuy nhiên, một kết luận như vậy chỉ có thể được rút ra khi chúng ta bỏ qua bối cảnh của đoạn văn cũng như các phần tham khảo khác cùng chủ đề. Lấy việc nói tiếng lạ làm ví dụ, 1 Cô-rinh-tô 12:8-12 liệt kê cho thấy đó là một trong chín các biểu hiện của thánh linh8, trong khi 1 Cô-rinh-tô 14:5 nói rõ rằng chính Đức Chúa Trời mong muốn tất cả đều nói tiếng lạ. Thật vậy, 1 Cô-rinh-tô 14:5 nói rằng:

1 Cô-rinh-tô 14:5
"Tôi ước ao anh em ĐỀU nói tiếng lạ cả,"

Chữ "ước ao" trong phân đoạn này ở thì hiện tại của động từ Hy-lạp là "thelo" có nghĩa là "ao ước, yêu thích, vui thích vui thỏa”9. Tại đây khi động từ này ở thì hiện tại, nó có nghĩa đây là thời điểm mà Đức Chúa Trời bày tỏ điều Ngài yêu mến, điều Ngài mong muốn được thực hiện trong hiện tại. Vì vậy, nói tiếng lạ là điều mà Đức Chúa Trời ước ao, mong muốn chúng ta phải làm bây giờ. Ngài nói "Ta yêu thích các con nói tiếng lạ." Đây không phải là một mong ước giả định10, nhưng đó là điều mà Đức Chúa Trời mong muốn từ tất cả chúng ta phải làm bây giờ, trong hiện tại.

Trở lại với chủ đề của chúng ta, câu hỏi ở đây rất đơn giản: Nếu nói tiếng lạ không dành cho tất cả, thì Đức Chúa Trời sẽ có thể mong muốn, yêu thích và ước ao tất cả chúng ta nói tiếng lạ không? Dĩ nhiên là không. Nói cách khác hơn: nếu Đức Chúa Trời mong muốn TẤT CẢ chúng ta nói tiếng lạ, điều đó có nghĩa là TẤT CẢ chúng ta có thể nói tiếng lạ. Đó là điều mà Lời của Đức Chúa Trời nói và có nghĩa như vậy. Trong thực tế, Cơ đốc nhân không chỉ có thể nói tiếng lạ nhưng họ còn có thể nói tiên tri và thông giải. Thật sự, câu 5 nói rằng:

1 Cô-rinh-tô 14:5
"Tôi ước ao [tiếng Hy-lạp “thelo”- mong muốn] anh em đều nói tiếng lạ cả, song tôi còn ước ao hơn nữa là anh em [tất cả] nói tiên tri; Người nói tiên tri là trọng hơn kẻ nói tiếng lạ mà không giải nghĩa để cho Hội thánh được gây dựng."

Ngoài việc nói tiếng lạ, Đức Chúa Trời còn yêu cầu chúng ta nói tiên tri và thông giải (hai cái sau cùng này xảy ra khi chúng ta ở trong hội thánh, để hội thánh được gây dựng bởi sứ điệp của chúng ta), có nghĩa là chúng ta không chỉ nói tiếng lạ mà còn tiên tri và thông giải.

Như đề cập ở trên, ý nghĩa của câu hỏi trong 1 Cô-rinh-tô 12:28-30 là gì? Câu trả lời nằm trong bối cảnh của đoạn văn. Thật sự như chúng ta thấy, bối cảnh (1 Cô-rinh-tô 12:12-30) không nói đến những biểu hiện của thánh linh nhưng về vai trò, chức năng đặc biệt mà một tín hữu có thể có trong hội thánh. Trong trường hợp của chúng ta, TẤT CẢ Cơ đốc nhân có thể và nên nói tiếng lạ và thông giải và nói tiên tri và nói chung là thực hành chín biểu hiện của thánh linh có trong 1 Cô-rinh-tô 12:7-10. Tuy nhiên, không có ai được sắp đặt để làm công việc đặc biệt, hoặc giữ chức năng nào trong thân thể qua việc nói tiếng lạ hoặc giảng dạy hoặc nói tiên tri hoặc thông giải v.v. Để hiểu điều này rõ hơn, chúng ta cho rằng một người nào đó được Đức Chúa Trời sắp đặt để giữ vai trò trong thân thể như là thầy giáo chẳng hạn trong khi đó người khác được sắp đặt để nói tiếng lạ. Cả hai có thể giảng dạy và nói tiếng lạ, nhưng vì ích lợi cho thân thể, người trước nên giảng dạy trong khi đó người thứ hai nên nói tiếng lạ. Như chúng ta thấy, tất cả chúng ta cùng ở trong một thân thể nhưng chúng ta không phải là cùng chi thể.

Vì vậy kết luận: Tất cả Cơ đốc nhân có thể làm tất cả. Tuy nhiên, một số người được Đức Chúa Trời sắp đặt để giữ chức năng cho thân thể theo cách này và một số người trong cách khác. Bây giờ nếu ai hỏi rằng "chức năng của tôi trong thân thể là gì? câu trả lời của tôi đó là "hãy đến với Đức Chúa Trời và xem Ngài muốn bạn làm gì." Chức danh của vai trò không phải là quan trọng. Ví dụ, tôi được sắp đặt để trở nên người truyền bá đạo trong thân thể và tôi không bao giờ làm điều đó. Nói cách khác, nếu tôi sẵn sàng để Đức Chúa Trời sử dụng, thì Ngài chắc chắn sẽ hướng dẫn tôi làm điều Ngài muốn tôi làm cho thân thể. Tôi có thể không biết chức danh của công viêc mình nhưng đây không phải là điều cần bàn tính. Điều quan trọng ở đây đó là tôi có sẵn sàng để Đức Chúa Trời sử dụng, qua đó Ngài có thể sử dụng tôi như là một thành viên của thân thể trong cách mà Ngài cho là tốt nhất. Vì vậy, chúng ta nên đến với Đức Chúa Trời và cầu xin Ngài bày tỏ cho chúng ta thấy điều Ngài cần chúng ta trong thân thể. Trách nhiệm của Ngài là bày tỏ cho chúng ta biết điều Ngài cần chúng ta làm và hướng dẫn chúng ta trong đường lối của Ngài. Trách nhiệm và công việc của chúng ta đó là trở nên sẵn sàng để cho Chúa hành động trong mọi sự khi Chúa cần chúng ta và hành động theo ý muốn của Ngài.

Anastasios Kioulachoglou

 



Chú Thích

1. Ví dụ "Hội thánh Công giáo La-mã," "Hội thánh Chánh thống giáo Hy-lạp," "Hội thánh Anh giáo" hoặc hội thánh nào đó.

2. Xem Young's concordance to the Bible, tr.59.

3. Xem New Wilson's Old Testament Word Studies, Kregel Publications, Grand Rapids, Michigan, tr.92.

4. Ngoài ý nghĩa tổng quát, chữ "hội thánh" cũng được sử dụng trong một nghĩa hẹp, có nghĩa là hội chúng của những người tin được tái sanh trong một khu vực nhất định nào đó. Vì vậy Rô-ma 16:3-5 và 1 Cô-rinh-tô 4:15 nói rằng hội thánh trong nhà của Priscilla và Acquila, hội chúng của những tín hữu đang nhóm họp trong nhà của họ. Cũng như vậy, Cô-lô-se 4:15 nói về hội thánh trong nhà của Nim-pha. Một số phân đoạn khác nói đến hội chúng của những tín hữu được gọi là "hội thánh" Rô-ma 16:1; 1 Cô-rinh-tô 1:2; 1 Tê-sa-lô-ni-ca 1:1; và Ga-la-ti 1:2. Dù cho trong một đoạn văn chữ hội thánh có nghĩa là hội chúng của những tín hữu hoặc là thân thể của Đấng Christ trên toàn thế giới thì ý nghĩa đó cũng cần phải được xem xét từ bối cảnh.

5. Đặc điểm của chữ hội thánh có thể thấy trong số nhiều, nhưng khi được sử dụng trong ý nghĩa hạn hẹp hơn (xem chú thích 5 ở trên, và Ga-la-ti 1:21, ví dụ), thì chữ "thân thể" không bao giờ được viết trong số nhiều vì nó chỉ về một thân thể của Đấng Christ trên toàn thế giới, đó chính là hội thánh.

6. 1 Cô-rinh-tô 11:3 giải thích rõ rằng Đấng Christ cũng có người đứng đầu chính là: Đức Chúa Trời.

7. Để xem xét sâu sắc hơn về 1 Cô-rinh-tô 12:28-30, hãy xem phần 4 của bài viết. Hơn nữa, chức vụ các sứ đồ là một chức năng trong thân thể của Đấng Christ chứ không phải là danh hiệu chỉ sử dụng cho 12 sứ đồ trong Kinh Thánh. Ví dụ ngày nay có những thầy giáo hoặc nhà truyền giáo, thì cũng có những sứ đồ.

8. Những điều này được liệt kê trong 1 Cô-rinh-tô 12:8-12 là: lời nói khôn ngoan, lời nói tri thức, đức tin, ơn chữa bệnh, làm phép lạ, nói tiên tri, phân biệt các thần, nói tiếng lạ,, giải thích tiếng lạ.

9. Xem Ngữ vựng Hy-lạp của Kinh Thánh Trực tuyến.

10. Thật đáng tiếc, nhiều bản dịch nhất là trong tiếng Anh, đã làm mất ý nghĩa này, dịch phân đoạn này là "Tôi ước ao tất cả anh chị em đã nói tiếng lạ." Nó không phải là "đã nói" nhưng là "nói" ("lalein") trong tiếng Hy-lạp (xem ghi chú của Kinh Thánh Trực tuyến). Đức Chúa Trời không bày tỏ một mong ước giả định nhưng đó là điều mà Ngài muốn chúng ta và ước ao chúng ta phải làm BÂY GIỜ.