Lời sự Sống

Sự ham muốn, sự cám dỗ và tội lỗi (PDF) PDF



Sự ham muốn, sự cám dỗ và tội lỗi



Như tựa đề cho thấy, bài viết này nói đến sự cám dỗ và nó có thể ảnh hưởng như thế nào - nếu nó thành công trong mục đích của mình - đó là mối tương giao của chúng ta với Đức Chúa Trời. Chúng ta sẽ không giải quyết tất cả mọi thứ về sự cám dỗ. Thay vào đó, chúng ta sẽ chú trọng vào phân đoạn nổi tiếng của Gia-cơ 1:14-15, giải thích ý nghĩa của chúng với bốn ví dụ từ Lời Chúa.

1. Kẻ cám dỗ

Vì chúng ta nói đến sự cám dỗ, trước hết và tốt nhất nên giới thiệu về người liên quan trực tiếp vào vấn đề này, và vì sao gọi là "kẻ cám dỗ." Ma-thi-ơ 4:3 nói rằng:

Ma-thi-ơ 4:3
Quỉ cám dỗ đến gần Ngài [Giê-xu], mà nói rằng: Nếu ngươi phải là Con Đức Chúa Trời, thì hãy khiến đá nầy trở nên bánh đi."

Những gì được ghi chép lại trong phân đoạn trên nói về sự cám dỗ mà Chúa Giê-xu phải chịu trong đồng vắng. Người đem đến sự cám dỗ chính là ma quỷ, vì lý do đó nó được gọi là "kẻ cám dỗ." Danh hiệu này dành cho nó được sử dụng trong 1 Tê-sa-lô-ni-ca 3:5, ở đây nói rằng:

1 Tê-sa-lô-ni-ca 3:5
"Vậy, không thể đợi lâu hơn nữa, nên tôi [Phao-lô] đã sai Ti-mô-thê đi, để cho biết đức tin anh em ra làm sao, e rằng kẻ cám dỗ đã cám dỗ anh em, mà công phu của chúng tôi trở nên vô ích chăng."

Công việc của kẻ cám dỗ đó là cám dỗ, lôi kéo, khiến cho người khác phải sa ngã. Như dẫn chứng ở trên, kẻ làm điều này chính là ma quỷ.

2. Giacơ 1:14-15

Như đã giới thiệu về kẻ cám dỗ, bây giờ chúng ta trở lại với phân đoạn chính của bài viết đó là trong Gia-cơ 1:14-15. Câu này nói rằng:

Giacơ 1:14-15
"Nhưng mỗi người bị cám dỗ khi mắc tư dục xui giục mình. Đoạn, lòng tư dục cưu mang, sanh ra tội ác; tội ác đã trọn, sanh ra sự chết. "

Bàn về chữ "sự ham muốn," đây là danh từ Hy-lạp số nhiều "epithumia" xuất hiện 38 lần trong Tân Ước và được dịch trong hầu hết các trường hợp là "ham muốn" với ý nghĩa gắn liền với sự ham muốn của xác thịt, sự ham muốn của người cũ, một ham muốn tội lỗi, vì vậy đây là một ham muốn trái nghịch với Đức Chúa Trời và ý muốn của Ngài. Sự ham muốn của xác thịt không phải là điều làm vui lòng Đức Chúa Trời được Rô-ma 8:5-8 chứng minh. Ở đây nói rằng:

Rôma 8:5-8
"Thật thế, kẻ sống theo xác thịt [bản tính cũ] thì chăm những sự thuộc về xác thịt; còn kẻ sống theo Thánh Linh [bản tính mới] thì chăm những sự thuộc về Thánh Linh. Vả, chăm về xác thịt sanh ra SỰ CHẾT, còn chăm về Thánh Linh sanh ra sự sống và bình an. Vì sự chăm về xác thịt nghịch với Đức Chúa Trời, bởi nó không phục dưới luật pháp Đức Chúa Trời, lại cũng không thể phục được. Vả, những kẻ sống theo xác thịt, thì không thể đẹp lòng Đức Chúa Trời

Sự chăm về xác thịt là thù nghịch với Đức Chúa Trời dĩ nhiên còn bao gồm cả những mong muốn của bản tính cũ. Đó là những ham muốn mà Gia-cơ 1:14-15 đang nói đến. Ông không đề cập đến ước muốn của con người mới, vì những mong ước đó làm vui lòng Đức Chúa Trời và không thể dẫn đến sự cám dỗ.

Ở đây liên quan đến cụm từ "Nhưng mỗi người bị cám dỗ khi mắc tư dục xui giục mình," câu này không có nghĩa là sự cám dỗ chỉ sinh ra là do hậu quả của lòng ham muốn của bản tính cũ, cũng không có nghĩa là mỗi lần người nào đó bị cám dỗ, thì người đó sẽ bị lôi kéo đi và phạm tội. Quan điểm như vậy về phân đoạn trên là không đúng, vì rõ ràng Chúa Giê-xu cũng "bị cám dỗ như chúng ta, nhưng không phạm tội" (Hê-bơ-rơ 4:15). Có phải Chúa Giê-xu bị cám dỗ là bởi vì Ngài bị sự ham muốn của xác thịt xui giục? Nếu Ngài bị xui giục, Ngài quả hẳn sẽ phạm tội. Nhưng Ngài không bị xui giục, cũng không phạm tội mặc dầu Ngài bị cám dỗ trong mọi sự. Vì vậy những gì Gia-cơ 1:14-15 nói cho chúng ta không phải về cách mà sự cám dỗ sinh ra, nhưng cách mà nó thành công trong mục đích của mình (xui khiến cho phạm tội). Sự cám dỗ luôn luôn là công việc (âm thầm hoặc công khai) của kẻ cám dỗ, là ma quỷ, và nó sẽ đạt được mục đích của nó (tội lỗi), nếu chúng ta bị xui giục và lôi kéo bởi sự ham muốn của con người cũ, làm theo những sự ham muốn đó và phạm tội

Có lẽ một số ví dụ từ Kinh Thánh có thể giúp để hiểu rõ hơn về vấn đề trên. Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ xem xét bốn ví dụ như vậy, bắt đầu từ 1 Ti-mô-thê 6:9.

2.1. 1 Ti-mô-thê 6:9

1 Ti-mô-thê 6:9 nói rằng:
"Còn như kẻ MUỐN nên giàu có, ắt sa vào sự cám dỗ, mắc bẫy giò, ngã trong nhiều sự tham muốn [epithumies] vô lý thiệt hại kia, là sự làm đắm người ta vào sự hủy diệt hư mất. Bởi chưng sự tham tiền bạc là cội rễ mọi điều ác, có kẻ vì đeo đuổi nó mà bội đạo, chuốc lấy nhiều điều đau đớn."

Chúng ta thấy sự cám dỗ đạt được mục đích của nó (tội lỗi), khi người ta bị tư giục xui khiến bởi sự ham muốn của bản tính cũ. Như có thể thấy, khi đã ham muốn thì cũng có ham muốn giàu có, mà theo phân đoạn trên đó là dẫn đến sự cám dỗ, dẫn đến nhiều sự ham muốn nguy hại khác và cuối cùng là bị hủy diệt. Vì vậy chúng ta có thể kết luận, mong ước trở nên giàu có không phải là ý muốn của Đức Chúa Trời, nhưng đó là sự ham muốn của xác thịt1.

Dĩ nhiên điều này không có nghĩa là Đức Chúa Trời không muốn chúng ta thâu trữ của cải. Tuy nhiên, của mà Ngài muốn chúng ta thâu trữ không phải ở trên đất nhưng ở trên trời. Như Chúa Giê-xu nói:

Ma-thi-ơ 6:19-21, 24-25
"Các ngươi chớ chứa của cải ở dưới đất, là nơi có sâu mối, ten rét làm hư, và kẻ trộm đào ngạch khoét vách mà lấy; nhưng phải chứa của cải ở trên trời, là nơi chẳng có sâu mối, ten rét làm hư, cũng chẳng có kẻ trộm đào ngạch khoét vách mà lấy. Vì chưng của cải ngươi ở đâu, thì lòng ngươi cũng ở đó . . . Chẳng ai được làm tôi hai chủ; vì sẽ ghét người nầy mà yêu người kia, hoặc trọng người nầy mà khinh người kia. Các ngươi không có thể làm tôi Đức Chúa Trời lại làm tôi Ma-môn nữa [đây là chữ tiếng A-ram có nghĩa là "giàu có"].

Không thể nào vừa làm tôi tớ của Đức Chúa Trời và làm tôi tớ cho sự giàu có. Hoặc bạn sẽ chọn làm tôi tớ cho sự giàu có, là trong trường hợp mà sau một thời gian bạn sẽ thấy rằng Lời Chúa ứng nghiệm trong đời sống bạn (Ma-thi-ơ 13:22), hoặc bạn sẽ chọn làm tôi tớ cho Đức Chúa Trời, là trong trường hợp mà bạn sẽ thấy nhu cầu của mình được đáp ứng đầy đủ (Phi-líp 4:19, Ma-thi-ơ 6:25-34) và một kho báu đời đời đang chờ bạn trên thiên đàng.

2.2. Ê-va và con rắn

Một ví dụ khác mà chúng ta thấy sự lừa dối và xúi giục của ma quỷ khiến cho người ta bị cám dỗ để làm những điều chống nghịch với ý muốn của Đức Chúa Trời đó là trong Sáng Thế Ký 3. Trong Sáng Thế Ký 2, Đức Chúa Trời truyền dạy loài người rằng “Ngươi được tự do ăn hoa quả các thứ cây trong vườn; nhưng về cây biết điều thiện và điều ác thì chớ hề ăn đến; vì một mai ngươi ăn chắc sẽ chết.” (Sáng Thế Ký 2:16-17). Vì vậy, A-đam và Ê-va biết rằng Đức Chúa Trời không muốn họ ăn trái cây biết điều thiện và điều ác. Nhưng Sáng Thế Ký 3:1-5 nói rằng:

Sáng Thế Ký 3:1-5
"Vả, trong các loài thú đồng mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời đã làm nên, có con rắn là giống quỉ quyệt hơn hết. Rắn nói cùng người nữ rằng: Mà chi! Đức Chúa Trời há có phán dặn các ngươi không được phép ăn trái các cây trong vườn sao?" "Người nữ đáp rằng: Chúng ta được ăn trái các cây trong vườn, song về phần trái của cây mọc giữa vườn , Đức Chúa Trời có phán rằng: Hai ngươi chẳng nên ăn đến và cũng chẳng nên đá-động đến, e khi hai ngươi phải chết chăng." Rắn bèn nói với người nữ rằng: Hai ngươi chẳng chết đâu. Nhưng Đức Chúa Trời biết rằng hễ ngày nào hai ngươi ăn trái cây đó, mắt mình mở ra, sẽ như Đức Chúa Trời, biết điều thiện và điều ác."

Sự cám dỗ với điều ác luôn luôn là công việc của ma quỷ, "kẻ cám dỗ," và tại đây chúng ta thấy nó hành động rất chuyên nghiệp. Trước hết, nó thách thức bằng một câu hỏi mà Đức Chúa Trời đã nói. Sau đó, khi thấy người đàn bà phản ứng, nó liền không đồng ý với Lời của Đức Chúa Trời, với lời hứa rằng nếu họ ăn trái của cây biết điều thiện và điều ác, họ sẽ như Đức Chúa Trời, biết điều thiện và điều ác." Nhưng rõ ràng, nó đang lừa dối bà. Như 2 Cô-rinh-tô 11:3 nói rằng:

2 Cô-rinh-tô 11:3
"như xưa Ê-va bị cám dỗ bởi mưu chước con rắn kia"

Cũng như 1 Ti-mô-thê 2:14 nói rằng:
"người đàn bà bị dỗ dành mà sa vào tội lỗi"

Khi so sánh sự cám dỗ của Chúa Giê-xu Christ trong Ma-thi-ơ 4:1-11 với sự cám dỗ của Ê-va tại đây, chúng ta có thể thấy cả hai trường hợp ma quỷ cố gắng lừa dối họ. Thật sự, khi ma quỷ hứa với Chúa Giê-xu rằng "Hết thảy mọi sự này [các nước thế gian, cùng sự vinh hiển các nước ấy(Ma-thi-ơ 4:8)] Ví bằng ngươi sấp mình trước mặt ta mà thờ lạy, thì ta sẽ cho ngươ 2. Dĩ nhiên là nó thất bại. Như Ma-thi-ơ 4:10 nói về sự cám dỗ này:

Ma-thi-ơ 4:10
"Đức Chúa Jêsus bèn phán cùng nó rằng: Hỡi quỉ Sa-tan, ngươi hãy lui ra! Vì có lời chép rằng: Ngươi phải thờ phượng Chúa là Đức Chúa Trời ngươi, và chỉ hầu việc một mình Ngài mà thôi. "

Chúa Giê-xu không bị lừa dối. Nếu Ngài bị lừa dối, Ngài sẽ phải chống nghịch với ý muốn của Đức Chúa Trời ("lời chép" trong phân đoạn trên) và Ngài sẽ phạm tội. Nhưng Lời Chúa nói rằng: Ngài "bị thử thách trong mọi việc cũng như chúng ta song chẳng phạm tội" (Hê-bơ-rơ 4:15). Chúa Giê-xu không bị lừa dối nhưng Ngài hoàn toàn gìn giữ Lời của Đức Chúa Trời. Cuối cùng, khi ma quỷ thấy những nỗ lực của nó thất bại, nó liền rời bỏ Ngài (Ma-thi-ơ 4:11). Ngược lại, Ê-va, bị kẻ thù xúi giục và lừa dối, không để ý đến lời của Đức Chúa Trời và...

Sáng Thế Ký 3:6
Người nữ thấy trái của cây đó bộ ăn ngon, lại đẹp mắt và quí vì để mở trí khôn, bèn hái ăn. Rồi trao cho chồng đứng gần mình, chồng cũng ăn nữa."

Bị ma quỷ kích động, người đàn bà không còn nghĩ đến Lời của Đức Chúa Trời, bị tư dục xúi giục làm theo cảm tính3, và kết quả là bà (và chồng mình) đã phạm tội và chết4.

2.3 Đa-vít kiểm tra dân số

Một ví dụ khác mà chúng ta thấy ma quỷ điều khiển con người hành động chống lại ý muốn của Đức Chúa Trời đó là trong 1 Sử Ký 21. Bắt đầu từ câu 1:

1 Sử Ký 21:1-4:
"Sa-tan dấy lên muốn làm hại cho Y-sơ-ra-ên, bèn giục Đa-vít lấy số Y-sơ-ra-ên. Đa-vít nói với Giô-áp và các quan trưởng của dân sự rằng: "Hãy đi lấy số dân sự, từ Bê-e-Sê-ba cho đến Đan; rồi đem về tâu lại cho ta, để ta biết số họ." Giô-áp thưa; Nguyện Đức Giê-hô-va gia thêm dân sự Ngài nhiều gấp trăm lần đã có! Ôi vua chúa tôi! hết thảy chúng nó há chẳng phải là tôi tớ của chúa tôi sao? Cớ sao chúa tôi dạy biểu làm điều đó? Nhân sao chúa tôi muốn gây tội lỗi cho Y-sơ-ra-ên?"

Những quy tắc liên quan đến việc kiểm tra dân số được ghi lại trong Xuất-Ê-Díp-Tô-Ký 30:11-16. Tại đây, câu 12 nói rằng:

Xuất-Ê-Díp-Tô-Ký 30:12
"Khi nào ngươi điểm số dân Y-sơ-ra-ên đặng kê sổ, mỗi tên phải nộp tiền đền mạng mình cho Đức Giê-hô-va, hầu cho khỏi mắc tai nạn chi trong khi kê sổ."

Vì vậy rõ ràng rằng nếu cuộc điều tra dân số không được thực hiện đúng theo quy tắc của Xuất-Ê-Díp-Tô-Ký 30, thì tai nạn sẽ giáng trên Y-sơ-ra-ên, mà đây là điều đã xảy ra trong câu chuyện này. Thật vậy, 2 Sa-mu-ên 24:15 nói rằng:

2 Sa-mu-ên 24:15
"Vậy, Đức Giê-hô-va khiến dịch hạch phá hại trong dân Y-sơ-ra-ên... "

Sự việc xảy ra khi có tai nạn giáng trên Y-sơ-ra-ên bởi việc điều tra dân số cho thấy Đa-vít không làm theo những qui định trong Xuất-Ê-Díp-Tô-Ký 30. Cũng như Ê-va, ông biết Lời của Đức Chúa Trời nhưng ông khước từ nó . Chúng ta không biết chính xác Sa-tan đã làm gì khiến ông phải trở nên chống nghịch lại với ý muốn của Đức Chúa Trời, nhưng chúng ta biết rằng chính ma quỷ đã khiến Đa-vít làm điều đó, phạm tội (đó là kiểm tra dân số không theo quy tắc của luật pháp) làm theo ham muốn của mắt mình (2 Sa-mu-ên 24:3). Câu 7 cho thấy Đức Chúa Trời nghĩ gì về hành động của Đa-vít:

1 Sử Ký 21:7
"Điều đó chẳng đẹp lòng Đức Chúa Trời"

Đức Chúa Trời đẹp lòng khi chúng ta làm theo ý muốn của Ngài, và Ngài chẳng đẹp lòng khi chúng ta làm trái ý muốn Chúa. Công việc của kẻ cám dỗ đó là lừa dối chúng ta để chúng ta khinh thường Lời của Đức Chúa Trời, và làm những việc không phải là ý muốn của Đức Chúa Trời, là tội lỗi. Như Đa-vít nói khi ông ăn năn tội của mình:

1 Sử Ký 21:8
"Đa-vít thưa với Đức Chúa Trời rằng: Tôi làm điều đó, thật là phạm tội lớn; nhưng bây giờ, xin Chúa hãy bỏ qua tội ác của kẻ tôi tớ Chúa đi; vì tôi có làm cách ngu dại."

Hễ bất cứ lúc nào chúng ta phạm tội, đó là lúc chúng ta bị lừa dối và "làm cách ngu dại" mặc dầu chúng ta không hiểu điều đúng từ ban đầu.

2.4 Đa-vít và Bát-sê-ba

Ví dụ cuối cùng chúng ta sẽ xem xét trong 2 Sa-mu-ên 11-12 và một lần nữa liên quan đến Đa-vít. Bắt đầu từ câu 1:

2 Sa-mu-ên 11:1
"Qua năm mới, khi các vua thường ra tranh chiến, Đa-vít sai Giô-áp cùng các tôi tớ mình và cả đạo binh Y-sơ-ra-ên đánh giặc; chúng cướp phá xứ dân Am-môn và vây thành Ráp-ba. NHƯNG vua Đa-vít ở lại Giê-ru-sa-lem."

Ngoài những thông tin về lịch sử, bản văn cũng cho thấy (có chữ "NHƯNG") rằng cho dù đây là "thời điểm các vua thường ra tranh chiến" nhưng Đa-vít ... ở nhà. Điều này chắc chắn không phải là bình thường đối với một con người mạnh mẽ và can đảm như Đa-vít. Nhưng chúng ta hãy tiếp tục:

2 Sa-mu-ên 11:2-3
"Một buổi chiều kia, Đa-vít chổi dậy khỏi giường mình, đi dạo chơi trên nóc đền vua. Bèn thấy một người nữ đang tắm; người nữ ấy rất là lịch sự. Đa-vít sai hỏi người nữ ấy là ai. Thì người ta thưa rằng: Ấy là Bát-Sê-ba, con gái của Ê-li-am, vợ của U-ri, người Hê-tít. "

Đa-vít thấy một người đàn bà đẹp mà ông thích và sau đó yêu cầu bà ta đến. Từ thông tin cho thấy, ông biết người đàn bà này là vợ của U-ri người Hê-tít. Người ta sẽ nghĩ rằng nếu Đa-vít biết điều này, ông sẽ thậm chí không nghĩ đến việc tiếp cận bà ta vì ông biết rất rõ về luật pháp (Lê-vi-ký 20:10 và Phục Truyền Luật Lệ Ký 22:22), đây là một trọng tội phải bị tử hình. Nhưng...thật đáng tiếc, Đa-vít không nghĩ như vậy. 2 Sa-mu-ên 11:4 nói rằng:

2 Sa-mu-ên 11:4
[sau khi biết được Bát-sê-ba là vợ của U-ri] "Đa-vít sai người đem nàng đến. Nàng đến nhà vua và vua ngủ với nàng. Sau khi nàng làm cho sạch sự ô uế mình, bèn trở về nhà" Người nữ nầy thọ thai, sai người tâu cùng Đa-vít rằng: Tôi có thai.."

Trong câu 1, Đa-vít ở nhà thay vì như thường lệ đối với một vị vua đó phải phải hướng dẫn dân sự ra chiến trận. Trong câu 2, ông ra khỏi giường và đi dạo đúng ngay lúc Bát-sê-ba đang tắm. Trong câu 3, ông yêu cầu hỏi về bà ta và biết rằng bà đã có chồng. Đến đây tôi không biết có điều gì sai hay không, nhưng tôi biết có gì đó không đúng trong câu 4 đó là ông ăn nằm với người đàn bà đã có chồng và khiến bà có thai. Từ đó trở đi, tội này dẫn đến tội khác. Câu 6-12 nói rằng:

2 Sa-mu-ên 11:6-12
Đa-vít bèn truyền lịnh cho Giô-áp rằng: Hãy sai U-ri, người Hê-tít, đến cùng ta. Vậy, Giô-áp sai U-ri đến cùng Đa-vít. U-ri đến, Đa-vít hỏi thăm về Giô-áp và đạo binh có bình an chăng, cùng chiến trận ra thể nào. Đoạn, vua nói cùng U-ri rằng: Hãy đi xuống nhà ngươi và rửa chân đi. Vậy, U-ri đi ra khỏi đền vua, có người đem theo người một của ăn nhà vua. Nhưng U-ri không về nhà mình, ngủ tại cửa đền vua cùng các tôi tớ vua. Người ta thuật điều đó cho Đa-vít và nói rằng: U-ri không có đi xuống nhà người. Đa-vít hỏi U-ri rằng: "Chớ thì ngươi chẳng đi đường trở về sao? Cớ sao không đi xuống nhà ngươi?" U-ri thưa cùng Đa-vít rằng: Hòm giao ước, Y-sơ-ra-ên, và Giu-đa, vẫn ở dưới trại, Giô-áp, là chúa tôi, luôn với các tôi tớ chúa tôi đang hạ trại nơi đồng trống, còn tôi lại vào nhà mình đặng ăn, uống, và ngủ cùng vợ mình sao? Tôi chỉ mạng sống và linh hồn của vua mà thề rằng, tôi chẳng biết làm một sự như vậy! Đa-vít nói cùng U-ri rằng: Hãy ở lại đây ngày nay, rồi mai ta sẽ sai ngươi đi. Vậy, U-ri ở lại tại Giê-ru-sa-lem ngày ấy và ngày sau."

Giải pháp của Đa-vít cho vấn đề đó là cho U-ri trở về nhà để ông ngủ với vợ của mình và chịu trách nhiệm cho cái thai đó. Nhưng U-ri không chịu "hợp tác." Ông không thể chấp nhận khi hòm giao ước của Đức Chúa Trời còn ở ngoài chiến trận, các chiến sĩ anh em đang chiến đấu, mà ông lại về nhà ngủ với vợ. Không phải tình cờ mà Lời của Đức Chúa Trời cho rằng ông là một trong bảy mươi "người gan dạ mà Đa-vít có" (2 Sa-mu-ên 23:8, 39). U-ri chắc chắn là người lính trung thành của Đa-vít, dù Đa-vít không trung thực với U-ri.

Không thể lừa được U-ri, Đa-vít tính cách khác. Câu 13-15 nói rằng:

2 Sa-mu-ên 11:13-15
"Đoạn, Đa-vít vời người ăn uống tại trước mặt mình, và làm cho người say; nhưng chiều tối, U-ri đi ra ngủ trên giường mình với các tôi tớ của người, chớ không có đi xuống nhà mình. Sáng ngày mai, Đa-vít viết một cái thơ cho Giô-áp, và gởi nơi tay U-ri. Người viết như vầy: Hãy đặt U-ri tại hàng đầu, nơi hiểm nguy hơn hết của chiến trận, rồi hãy rút ra xa người, để người bị đánh và chết đi."

Thật sự khó tin rằng một người được Đức Chúa Trời cảm động (2 Phi-e-rơ 1:21) để viết một phần nào đó Lời của Ngài, và tên của người được Kinh Thánh nhắc đến hàng trăm lần, có thể viết một lá thư độc ác gởi bằng chính tay người mình hại! Tuy nhiên, chúng ta hãy nhìn lại xem chúng ta đang đọc những hành động này không phải của Đa-vít là người của Đức Chúa Trời. Đa-vít không còn bước đi như là người của Đức Chúa Trời nữa khi ông làm những điều này. Ông đã ra ngoài mối tương giao với Đức Chúa Trời ít nhất là từ thời điểm ông ngủ với Bát-sê-ba. Nhưng chúng ta hãy tiếp tục:

2 Sa-mu-ên 11:16-17, 26-27
"Vậy, khi Giô-áp vây thành, bèn đặt U-ri tại chỗ đã biết có lính mạnh bạo của thù nghịch gìn giữ. Người trong thành kéo ra đánh Giô-áp, có mấy người trong bọn tôi tớ Đa-vít ngã chết. U-ri, người Hê-tít, cũng chết...Khi vợ U-ri hay rằng chồng mình đã thác, thì than khóc U-ri. Khi đã mãn tang, Đa-vít sai vời nàng vào cung; nàng trở nên vợ người, sanh cho người một con trai."

Đa-vít cuối cùng cũng thành công trong kế hoạch của mình và giết được U-ri. Từ bây giờ ông nghĩ rằng mình sẽ không có vấn đề gì vì không ai biết ngoại trừ một số ít người mà thôi. Nhưng câu chuyện không dừng lại ở đây. Cho dù dường như không ai biết chuyện gì đang xảy ra, nhưng Đức Chúa Trời biết điều đó. Chúng ta hãy xem Ngài làm gì:

2 Sa-mu-ên 11:27; 12:1-12
"Nhưng điều Đa-vít đã làm đó không đẹp lòng Đức Giê-hô-va Đức Giê-hô-va sai Na-than đến cùng Đa-vít. Vậy, Na-than đến cùng người mà rằng: Trong một thành kia có hai người, người nầy giàu, còn người kia nghèo. Người giàu có chiên bò rất nhiều; nhưng người nghèo, nếu chẳng kể một con chiên cái nhỏ mà người đã mua, thì chẳng có gì hết. Người nuôi nó; nó cùng lớn lên với con cái người tại nhà người, ăn đồ người ăn, uống đồ người uống, và ngủ trên lòng người; nó như một con gái của người vậy. Vả, có người khách đến người giàu; người giàu tiếc không muốn đụng đến chiên bò của mình đặng dọn một bữa ăn cho người khách đã đến, bèn bắt con chiên con của người nghèo và dọn cho kẻ khách đã đến thăm mình. Đa-vít bèn nổi giận lắm cùng người ấy, và nói cùng Na-than rằng: "Ta chỉ Đức Giê-hô-va hằng sống mà thề, người đã phạm điều ấy thật đáng chết!" Hắn phải thường bốn lần giá chiên con không có lòng thương xót." Bấy giờ, Na-than nói cùng Đa-vít rằng: Vua là người đó! Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên có phán như vầy: Ta đã xức dầu lập ngươi làm vua Y-sơ-ra-ên, ta đã giải cứu ngươi khỏi tay Sau-lơ. Ta cũng ban cho ngươi nhà của chủ ngươi, trao vào tay ngươi các vợ của chủ ngươi, lập ngươi làm vua của nhà Y-sơ-ra-ên và Giu-đa, và nếu điều đó không đủ, ắt ta sẽ thêm cho ơn khác nữa. Cớ sau ngươi đã khinh bỉ lời của Đức Giê-hô-va, mà làm điều không đẹp lòng Ngài? Ngươi đã dùng gươm giết U-ri, người Hê-tít, lấy vợ nó làm vợ ngươi, còn nó thì ngươi đã giết bởi gươm của dân Am-môn. Nên bây giờ, gươm chẳng hề thôi hủy hoại nhà ngươi, bởi vì ngươi đã khinh ta, cướp vợ U-ri, người Hê-tít, đặng nàng làm vợ ngươi. Đức Giê-hô-va phán như vầy: Ta sẽ khiến từ nhà ngươi nổi lên những tai họa giáng trên ngươi; ta sẽ bắt các vợ ngươi tại trước mắt ngươi trao cho một người lân cận ngươi, nó sẽ làm nhục chúng nó tại nơi bạch nhựt. Vì ngươi đã làm sự kia cách kín nhiệm, nhưng ta sẽ làm việc nầy trước mặt cả Y-sơ-ra-ên và tại nơi bạch nhựt. Đa-vít bèn nói cùng Na-than rằng: "TA ĐÃ PHẠM TỘI CÙNG ĐỨC GIÊ-HÔ-VA."

Kinh thường mạng lệnh của Đức Giê-hô-va và Lời của Ngài, cũng như Ê-va đã ăn trái cây biết điều thiện và điều ác, Đa-vít còn phạm tội với Đức Chúa Trời qua sự kiện kiểm tra dân số (nhưng Đấng Christ không hề phạm tội dù Ngài bị cám dỗ trong mọi sự như chúng ta). Hậu quả là gì? Tội lỗi và điều ác Tuy nhiên, đến khi bị khiển trách, ông đã ăn năn và xưng nhận tội lỗi của mình. Chúng ta hãy xem liệu Chúa sẽ tha thứ hay không và điều gì xảy ra với hình phạt theo luật pháp. Câu 13 nói rằng:

2 Sa-mu-ên 12:13
"Na-than đáp cùng Đa-vít rằng: Đức Giê-hô-va cũng đã xóa tội vua; vua không chết đâu."

Đức Giê-hô-va đã xóa tội cho Đa-vít ngay lúc ông ăn năn xưng nhận. Sự xưng tội này cũng cứu ông khỏi sự tử hình. Cụm từ "vua không chết đâu" rõ ràng chỉ về cái chết tử hình theo luật pháp. Điều này đã không xảy ra với Đa-vít. Đức Chúa Trời chẳng bao giờ mong muốn thấy sự chết của tội nhân. Nhưng Ngài luôn luôn mong muốn họ ăn năn. Như có chép trong Ê-xê-chi-ên 33:11

Ê-xê-chi-ên 33:11
"Hãy nói cùng chúng nó rằng: Chúa Giê-hô-va phán: Thật như ta hằng sống, ta chẳng lấy sự kẻ dữ chết làm vui, nhưng vui về nó xây bỏ đường lối mình và được sống."

Điều Đức Chúa Trời mong muốn đó là SỰ SỐNG và mối tương giao với Ngài. Đó là lý do tại sao ngay lập tức Ngài tha thứ cho Đa-vít và cũng là lý do tại sao ngay lập tức Ngài tha thứ cho chúng ta, khi chúng ta ăn năn và xưng nhận tội lỗi của chúng ta với Ngài.

3. Kết luận:

Vì vậy kết lại:

i) Chủ mưu cám dỗ, kẻ cám dỗ là ma quỷ.

ii) Chúng ta làm theo sự cám dỗ khi chúng ta bị lừa dối (công khai hoặc âm thầm) làm theo những điều trái với ý muốn của Đức Chúa Trời, là ý muốn được trình bày hoặc mặc khải trong Kinh Thánh. Hậu quả của nó luôn luôn là tội lỗi. Thật sự: Ê-va khinh thường những gì Đức Chúa Trời phán dạy về cây biết điều thiện và điều ác. Hậu quả là gì? Tội lỗi. Đa-vít khinh thường những gì Lời của Đức Chúa Trời nói về việc kiểm tra dân số. Hậu quả là gì? Tội lỗi. Ông cũng khinh thường những gì Đức Chúa Trời nói về sự ngoại tình. Hậu quả là gì? Tội lỗi nữa. Ngược lại, Chúa Giê-xu Christ kính trọng Lời của Đức Chúa Trời. Ngài không bao giờ khinh thường nhưng Ngài sử dụng Lời Chúa để đối diện với sự cám dỗ của ma quỷ. Kết quả là gì? "Ngài bị thử thách trong mọi việc cũng như chúng ta, song chẳng phạm tội" (Hê-bơ-rơ 4:15). Nói cách khác, chúng ta hãy tìm kiếm và nhận biết ý muốn của Đức Chúa Trời, Lời của Ngài và chúng ta hãy giữ nó trong lòng. Chúng ta hãy giữ Lời Chúa và không bao giờ khinh thường Lời đó, ma quỷ sẽ không thể lôi kéo chúng ta và cám dỗ để chúng ta làm theo điều nó muốn đó là phạm tội.

iii) Nếu sự sa ngã và phạm tội xảy ra, điều cần thiết đó là phải ăn năn và xưng nhận tội lỗi của chúng ta với Đức Chúa Trời, là Đấng sẽ ngay lập tức tha thứ cho chúng ta. Như 1 Giăng 1:9, 2:1-2 nói rằng:

1 Giăng 1:9, 2:1-2
Còn nếu chúng ta xưng tội mình, thì Ngài là thành tín công bình để tha tội cho chúng ta , và làm cho chúng ta sạch mọi điều gian ác...Hỡi con cái bé mọn ta, ta viết cho các con những điều nầy, hầu cho các con khỏi phạm tội. Nếu có ai phạm tội, thì chúng ta có Đấng cầu thay ở nơi Đức Chúa Cha, là Đức Chúa Jêsus Christ, tức là Đấng công bình. Ấy chính Ngài làm của lễ chuộc tội lỗi chúng ta, không những vì tội lỗi chúng ta thôi đâu, mà cũng vì tội lỗi cả thế gian nữa."

Ngay khi chúng ta ăn năn và xưng nhận tội lỗi của mình với Đức Chúa Trời, Ngài sẽ tha thứ cho chúng ta. Chúng ta thấy điều đó xảy ra với Đa-vít. Ông đã làm nhiều điều ác. Thậm chí đã giết U-ri một trong những trung thần của mình. Tuy nhiên, ngay khi ông ăn năn và xưng nhận tội lỗi của mình, thì "Đức Giê-hô-va đã xóa tội" (2 Sa-mu-ên 12:13). Mở đường cho sự cám dỗ có nghĩa là phạm tội và tội lỗi không cần điều gì khác hơn là sự tha thứ: vì vậy hãy ăn năn, hãy xưng tội lỗi của bạn với Đức Chúa Trời, tha thứ cho chính mình và cho những người khác liên quan đến nó, cầu xin sự tha thứ từ những ai mà bạn làm tổn thương, học những bài học đáng nhớ, và đi tiếp.

Vấn đề của sự ham muốn của xác thịt không phải được giải quyết bằng cách nhìn vào xác thịt và những gì đã xảy ra. Ngược lại, nó phải được giải quyết bằng cách nhìn xem Đức Chúa Trời và sử dụng tất cả những điều tốt đẹp mà Ngài ban cho chúng ta trong sự tái sanh. Như Ga-la-ti 5:16-18 nói rằng:

Ga-la-ti 5:16-18
Vậy tôi nói rằng: Hãy bước đi theo Thánh Linh [bản tính mới], chớ hề [kết quả là]làm trọn những điều ưa muốn[epithumies] của xác thịt.[bản tính cũ] Vì xác thịt [epithumo (động từ của epithumia, được dịch là “ham muốn” trong Gia-cơ 1:14-15)] có những điều ưa muốn trái với những điều của Thánh Linh, Thánh Linh có những điều ưa muốn trái với của xác thịt; hai bên trái nhau dường ấy, nên anh em không làm được điều mình muốn làm.

Bản tính cũ và mới là trái nghịch nhau và phân đoạn này cho chúng ta thấy cách nào để chúng ta sẽ không làm trọn những ưa muốn của bản tính cũ khiến dẫn đến sự cám dỗ và phạm tội. Cách thức rất đơn giản: "hãy bước đi trong Thánh Linh [bản tính mới]" (mặc lấy và hướng dẫn con người mới, và tất cả những gì Đức Chúa Trời ban cho bạn trong đời sống mới), "và [kết quả là] bạn sẽ không làm trọn những ham muốn của xác thịt" (vì vậy, ma quỷ sẽ không thể làm gì được, dù nó sẽ cố gắng xui khiến bạn để bạn phạm tội và sa ngã).

Anastasios Kioulachoglou

 



Chú Thích

1. Còn về việc thâu trữ của cải mà con người nên phải thỏa lòng , 1 Ti-mô-thê 6:7-8 nói rằng: "Vì chúng ta ra đời chẳng hề đem gì theo, chúng ta qua đời cũng chẳng đem gì đi được. Như vậy, miễn là đủ ăn đủ mặc thì phải thỏa lòng"

2. Đó là để xúi Ngài rời xa lẽ thật, "lời chép".

3. Đó chính là những cụm từ như: "bà thấy," "lại đẹp mắt," mô tả sự ham muốn.

4. Về sự chết này, hãy xem bài viết: Thân Thể, Hồn và Linh.

5. Mặc dầu ông đã được Giô-ápcảnh báo (1 Sử Ký 21:4).