Lời sự Sống

Mọi sư hiệp lại làm ích cho những ai yêu mến Đức Chúa Trời (PDF) PDF



Mọi sư hiệp lại làm ích cho những ai yêu mến Đức Chúa Trời



Một trong những câu Kinh Thánh mà tôi đọc khi tôi mới bắt đầu học Kinh Thánh đó là Rô-ma 8:28. Câu này nói rằng:

Rô-ma 8:28
"Vả, chúng ta biết rằng mọi sự hiệp lại làm ích cho kẻ yêu mến Đức Chúa Trời"

Có hai điều tôi muốn phân tích ở đây:

i) Phân đoạn này chỉ về những ai yêu Đức Chúa Trời. Vì vậy nếu bạn yêu Đức Chúa Trời, thì đoạn Kinh Thánh cũng chỉ về bạn nữa.

ii) Theo phân đoạn này chữ "mọi sự", nghĩa là tất cả mọi điều đã, đang hoặc sẽ xảy ra, hiệp lại làm ích cho những ai yêu mến Ngài. Cụm từ "hiệp lại" có nghĩa là sự kết hợp lại "với nhau" hiệp tác chứ không phải riêng lẻ. Nếu một trong những phần này bị thiếu đi, thì sự "hiệp lại" sẽ không hoàn tất. Nói cách khác, mọi sự trong đời sống của con người yêu Đức Chúa Trời là cần thiết vì sự ích lợi, vì đó là sự kết hợp, "hiệp lại" để làm ích lợi. Như chúng ta đọc trong Châm Ngôn 12:21

Châm Ngôn 12:21
"Chẳng một tai họa nào xảy đến cho người công bình"

Như trong bản dịch Companion Bible dịch là: "Không có điều vô nghĩa nào xảy đến cho người công bình." Không có điều gì trong đời sống của một người yêu mến Đức Chúa Trời là xấu, tình cờ hoặc vô nghĩa. Ngược lại, mọi sư, ngay cả những điều mà chúng ta không hài lòng, thì cũng là một phần trong công thức mà Chúa muốn làm cho ích lợi. Không phải tình cờ mà Lời Chúa nói như vầy: "Vả lại, hết thảy mọi người muốn sống cách nhân đức trong Đức Chúa Jêsus Christ, thì sẽ bị bắt bớ. " (2 Ti-mô-thê 3:12), và "Người công bình bị nhiều tai họa" (Thi Thiên 34:19), trong khi đó cũng có những chỗ khác nói rằng "sẽ không có điều xấu nào xảy ra" cho người, vì vậy, cho thấy rằng thậm chí những hoạn nạn đó cũng không xấu hoặc vô nghĩa. Cũng không tình cờ mà Kinh Thánh viết:

Ê-phê-sô 5:20
"Hãy thường thường nhân danh Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, vì mọi sự tạ ơn Đức Chúa Trời, là Cha chúng ta"

1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:18
"Phàm làm việc gì cũng phải tạ ơn Chúa; vì ý muốn của Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Jêsus Christ đối với anh em là như vậy."

Đức Chúa Trời muốn chúng ta cảm ơn Ngài trong mọi sự. Chúng ta thường cảm ơn người khác vì điều gì đó liên quan đến mình. Nhưng nhiều người trong chúng ta không cảm tạ Đức Chúa Trời trong mọi sự, vì lý do đơn giản đó là chúng ta không tin rằng Đức Chúa Trời điều khiển mọi sự. Nhưng Lời Chúa chép rằng:

Ca Thương 3:37-38
"Nếu chẳng phải Chúa truyền lịnh, ai hay nói ra và sự ấy được thành?"

Ngay cả ma quỷ cũng không thể qua khỏi giới hạn mà Chúa đã đặt. Trong Gióp1-2, chúng ta thấy ma quỷ không thể thử Gióp nếu không được phép, và nó cũng không thể vượt qua giới hạn này. Trong Lu-ca 22:31, chúng ta thấy để "sàng sẩy [môn đồ] như lúa mì," nó phải xin phép trước [trong tiếng Hy-lạp: "exaiteo," "xin phép1". Cũng xem trong NIV, Kinh Thánh Song Ngữ]. Trong Giăng, chúng ta thấy ma quỷ không thể làm gì Chúa Giê-xu được vì "thì giờ chưa đến" (Giăng 7:30; 8:20). Trong 1 Cô-rinh-tô 10:13, chúng ta thấy chúng ta sẽ không "bị cám dỗ quá sức chúng ta chịu được," không phải bởi vì ma quỷ không muốn điều đó, nhưng bởi "Đức Chúa Trời [là Đấng] thành tín sẽ không cho phép." Trong Ma-thi-ơ 4:1, chúng ta thấy rằng "BỞI THÁNH LINH" (Đức Chúa Trời) mà Chúa Giê-xu được đem vào đồng hoang để bị ma quỷ cám dỗ. Khi Gióp nói "Chúng ta nhận lãnh phước từ Đức Chúa Trời và không nhận lãnh tai họa sao?" (Gióp 2:10), Kinh Thánh chép, "Gióp không phạm tội bởi môi miệng mình." Khi ông nói: "Đức Giê-hô-va đã ban cho, Đức Giê-hô-va lại cất đi; ĐÁNG NGỢI KHEN DANH ĐỨC GIÊ-HÔ-VA." (Gióp 1:21) Một lần nữa ông nói sự thật: "Trong mọi sự thấy, Gióp không phạm tội, và chẳng nói phạm thượng cùng Đức Chúa Trời." (Gióp 1:22). Những gì Gióp nói là đúng và chính xác.

Nếu bạn yêu mến Đức Chúa Trời và làm theo Lời của Ngài, mà tại sao bạn vẫn không có việc làm, hoặc tại sao bạn vẫn cô đơn, hoặc tại sao bạn vẫn chưa được chữa lành, hoặc tại sao những điều thế này thế kia vẫn xảy ra, hãy làm theo những gì người công chính Gióp đã làm: hãy ngợi khen Chúa vì những điều đó. Bởi vì "Mọi sư hiệp lại làm ích cho những ai yêu mến Đức Chúa Trời." Những điều bây giờ bạn thấy là hoạn nạn, nhưng nó cần để đem lại ích lợi. Nếu không, chắc chắn rằng nó sẽ không xảy đến cho bạn. Hãy ngợi khen Chúa và tin cậy nơi Ngài. Ngợi khen Chúa trong mọi sự. Bạn có thể thấy chúng là "xấu" nhưng chúng ta hãy nhìn chúng như: "Chẳng một tai họa nào xảy đến cho người công bình" và bạn là người công bình (Rô-ma 3:21-26).

Như Phao-lô nói trong một tình huống tương tự:

2 Cô-rinh-tô 12:7-10
"Vậy nên, e rằng tôi lên mình kiêu ngạo bởi sự cao trọng cả thể của những sự tỏ ra ấy chăng, thì đã cho một cái giằm xóc vào thịt tôi, tức là quỉ sứ của Sa-tan, để vả tôi, và làm cho tôi đừng kiêu ngạo. Đã ba lần tôi cầu nguyện Chúa cho nó lìa xa tôi. Nhưng Chúa phán rằng: Ân điển ta đủ cho ngươi rồi, vì sức mạnh của ta nên trọn vẹn trong sự yếu đuối. Vậy, tôi sẽ rất vui lòng khoe mình về sự yếu đuối tôi, hầu cho sức mạnh của Đấng Christ ở trong tôi. Cho nên tôi vì Đấng Christ mà đành chịu trong sự yếu đuối, nhuốc nhơ, túng ngặt, bắt bớ, khốn khó. vì khi tôi yếu đuối, ấy là lúc tôi mạnh mẽ."

Phao-lô tự hào về sự yếu đuối của mình. Sự nhuốc nhơ, túng ngặt, bắt bớ và khốn khó đều xảy ra cho ông nhưng ông xem là cơ hội để thấy quyền năng của Chúa. Cái "giằm xóc vào thịt tôi" không tự nhiên mà đến. Nó được sai đến, để ông sẽ không kiêu ngạo. Đương nhiên, cái giằm gây đau đớn và ông muốn lìa xa nó, nhưng nó ở đó để giữ ông khỏi kiêu ngạo. Phao-lô có thể đã cầu xin Chúa ba lần, tại sao hai lần trước lời cầu nguyện của ông không được Chúa nhậm. Chúng ta có thể không hiểu được tại sao một số lời cầu nguyện của chúng ta không được đáp lời ngay lập tức, trong khi một số lời cầu nguyện khác được nhậm mà chúng ta lại không hết lòng dành thời gian cầu nguyện. Tuy nhiên chúng ta không đến để hiểu nhưng để tin. Để tin rằng khi chúng ta yêu mến Đức Chúa Trời, thì mọi việc hiệp lại làm ích lợi cho chúng ta. Như Ê-sai nói rằng:

Ê-sai 55:8-9
"Đức Giê-hô-va phán: Ý tưởng ta chẳng phải ý tưởng các ngươi, đường lối các ngươi chẳng phải đường lối ta. Vì các từng trời cao hơn đất bao nhiêu, thì đường lối ta cao hơn đường lối các ngươi, ý tưởng ta cao hơn ý tưởng các ngươi cũng bấy nhiêu."

Giê-rê-mi 29:11
"Đức Giê-hô-va phán: Vì ta biết ý tưởng ta nghĩ đối cùng các ngươi, là ý tưởng bình an, không phải tai họa, để cho các ngươi được sự trông cậy trong lúc cuối cùng của mình."

Rô-ma 1:17
"Người công bình sẽ sống bởi đức tin."

Điều chúng ta cần để sống đó là đức tin. Chúng ta cần tin cậy Chúa và đầu phục Ngài hoàn toàn. Không phải ý tưởng của chúng ta được nên là quan trọng. Điều quan trọng đó là ý tưởng của Chúa được nên, vì ý tưởng của Ngài cao hơn của chúng ta.

1. "Mọi sư hiệp lại làm ích cho những ai yêu mến Đức Chúa Trời": Một vài ví dụ:

Chúng ta sẽ thấy một số ví dụ liên quan đến những gì chúng ta vừa đọc. Trước hết hãy bắt đầu với Phi-líp 1:12-18.

Phi-líp 1:12-18
"Hỡi anh em, tôi muốn anh em biết rằng điều xảy đến cho tôi đã giúp thêm sự tấn tới cho đạo Tin Lành, đến nỗi chốn công đường và các nơi khác đều rõ tôi vì Đấng Christ mà chịu xiềng xích. Phần nhiều trong anh em nhân tôi bị xiềng xích mà có lòng tin rất lớn trong Đấng Christ, dám truyền đạo Đức Chúa Trời chẳng sợ hãi gì. Thật có một đôi người vì lòng ganh tị và cãi lẫy mà rao truyền Đấng Christ, nhưng cũng có kẻ lấy ý tốt mà rao truyền. Những người nầy làm bởi lòng yêu mến, biết rằng: tôi được lập lên để binh vực đạo Tin Lành. Còn những người kia, vì ý phe đãng xui giục, có lòng rao truyền Đấng Christ cách không ngay thật, tưởng thêm khổ não cho sự xiềng xích tôi. Song có hề gì! Dẫu thế nào đi nữa, hoặc làm bộ, hoặc thật thà, Đấng Christ cũng được rao truyền; ấy vì đó tôi đang mừng rỡ, và sẽ còn mừng rỡ nữa."

Phao-lô đang ở trong tù. Người ta nghĩ rằng như vậy ông sẽ không thể rao truyền phúc âm hiệu quả. Nhưng xem ông nói gì: "điều xảy đến cho tôi đã giúp thêm sự tấn tới cho đạo Tin Lành, và "phần nhiều trong anh em nhân tôi bị xiềng xích mà có lòng tin rất lớn trong Đấng Christ, dám truyền đạo Đức Chúa Trời chẳng sợ hãi gì. Phao-lô bị xiềng xích không phải là một điều gây trở ngại đến phúc âm nhưng đã giúp thêm sự tấn tới cho đạo. Những điều đó trở thành sức lực tin quyết để nhiều người trong anh em truyền đạo Đức Chúa Trời. Tưởng chừng sẽ có ảnh hưởng xấu đến phúc âm vì Phao-lô bị tù nhưng không phải. Ngược lại, nó có những ảnh hưởng tích cực giúp thêm sự tấn tới. Cũng ảnh hưởng như vậy trong một lần trong tù khác, nhưng lần này tại thành Phi-líp. Công Vụ 16:22-25 cho thấy:

Công Vụ 16:22-25
"Đoàn dân cũng nổi lên nghịch cùng hai người, và khi các thượng quan khiến xé áo hai người ra rồi, bèn truyền đánh đòn. Sau khi người ta đánh nhiều đòn rồi, thì bỏ vào ngục, dặn người đề lao phải canh giờ cho nghiêm nhặt. Được lịnh đó, đề lao bỏ hai người vào ngục tối và tra chân vào cùm. Lối nữa đêm, Phao-lô và Si-la đang cầu nguyện, hát ngợi khen Đức Chúa Trời; và những tù phạm đều nghe."

Phao-lô và Si-la không lý lẽ với Đức Chúa Trời về hoàn cảnh, nhưng họ cầu nguyện và hát ngợi khen Ngài. Bởi vì họ làm như vậy nên những tù phạm đều nghe Lời của Đức Chúa Trời trong đêm đó là những bài hát và lời cầu nguyện. Họ có bao giờ nghe điều đó chưa, có ai từng nói cho họ biết về Chúa không? Tôi không nghĩ là như vậy. Chúng ta hãy xem tiếp:

Công Vụ 16:26-34
" Thình lình, có cơn động đất rất lớn, đến nỗi nền ngục rúng động; cùng một lúc, các cửa mở ra, xiềng tù phạm thảy đều tháo cả. Người đề lao giựt mình thức dậy, thấy các cửa ngục đều mở, tưởng tù đã trốn hết, bèn rút gươm, toan giết mình. Nhưng Phao-lô kêu người lớn tiếng rằng: Chớ làm hại mình; chúng ta đều còn cả đây. Người đề lao bèn kêu lấy đèn, chạy lại, run sợ lắm, gieo mình nơi chân Phao-lô và Si-la. Đoạn, đưa hai người ra ngoài, mà hỏi rằng: Các chúa ơi, tôi phải làm chi cho được cứu rỗi? Hai người trả lời rằng: Hãy tin Đức Chúa Jêsus, thì ngươi và cả nhà đều sẽ được cứu rỗi. Hai người truyền đạo Đức Chúa Trời cho người, và cho những kẻ ở nhà người nữa. Trong ban đêm, chính giờ đó, người đề lao đem hai người ra rửa các thương tích cho; rồi tức thì người và mọi kẻ thuộc về mình đều chịu phép báp-tem. Đoạn, người đề lao mời hai người lên nhà mình, đặt bàn, và người với cả nhà mình đều mừng rỡ vì đã tin Đức Chúa Trời. "

Liệu những điều này sẽ xảy ra nếu Phao-lô và Si-la không ở trong tù? Chúng ta sẽ thấy người cai ngục và cả gia đình người trong Vương quốc của Đức Chúa Trời không nếu Phao-lô và Si-la không ở đó? Tôi không nghĩ là như vậy. Chúng ta nghe đến "tù" thì chúng ta nói là "xấu," nhưng ý tưởng của Chúa là ý tưởng cao hơn không thể đo lường, không phải là ý tưởng của chúng ta.

2. Kết luận:

Bài viết này không thể nào xem xét tường tận về chủ đề trên2, chúng tôi có thể kết luận rằng nếu chúng ta yêu mến Đức Chúa Trời, cho dù điều gì xảy ra trong cuộc đời chúng ta, tốt đẹp hay không tốt đẹp, đều hiệp lại làm ích lợi cho những người yêu mến Chúa. Vì cớ đạo, mà nhiều người thất vọng và vấp phạm khi sự hoạn nạn và bắt bớ xảy ra. (Ma-thi-ơ 13:21). Tuy nhiên, ngay cả khi hoạn nạn và thử thách, cũng hiệp lại làm ích lợi nếu chúng ta yêu mến Đức Chúa Trời.

Rô-ma 5:3
"Nào những thế thôi, nhưng chúng ta cũng khoe mình trong hoạn nạn nữa, vì biết rằng hoạn nạn SANH sự nhịn nhục"

2 Cô-rinh-tô 4:17
"Vì sự hoạn nạn nhẹ và tạm của chúng ta sanh cho chúng ta sự vinh hiển cao trọng đời đời, vô lượng, vô biên,"

Gia-cơ 1:2-4
"Hỡi anh em, hãy coi sự thử thách trăm bề thoạt đến cho anh em như là điều vui mừng trọn vẹn, vì biết rằng sự thử thách đức tin anh em SANH RA sự nhịn nhục. Nhưng sự nhịn nhục phải làm trọn việc nó, hầu cho chính mình anh em cũng trọn lành toàn vẹn, không thiếu thốn chút nào. "

Hê-bơ-rơ 5:8
"Dầu Ngài là Con, cũng đã học tập vâng lời BỞI những sự khốn khổ mình đã chịu"

Những hoạn nạn làm ích lợi cho chúng ta. Chúng sanh ra sự nhịn nhục. Chúng sanh ra sự vinh hiển cao trọng đời đời. Chúng sanh ra sự học tập vâng lời. Không có điều gì trong đời sống của một người yêu mến Đức Chúa Trời là tình cờ hoặc vô nghĩa. Ngược lại, "Mọi sư hiệp lại làm ích cho những ai yêu mến Đức Chúa Trời."

Anastasios Kioulachoglou

 



Chú Thích

1. Xem "The Companion Bible", p. 1501.

2. Hãy xem nhiều ví dụ về Giô-sép, Ru-tơ, Ê-xơ-tê, và Mạc đôi-chê, Đa-ni-ên, tôi chỉ đưa ra một vài dí dụ ở đây.